Đăng kí sinh dịch vụ
Hỏi - 23/09/2015
Bạn tham khảo ở đây nhé:
www.tudu.com.vn/vn/khac/gia-dich-vu-sanh-thuong-va-sanh-mo/
Bạn sẽ làm thủ tục đăng kí khi vào nhập viện sinh nhé.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Hỏi - 23/09/2015
Trả lời
Bạn tham khảo ở đây nhé:
www.tudu.com.vn/vn/khac/gia-dich-vu-sanh-thuong-va-sanh-mo/
Bạn sẽ làm thủ tục đăng kí khi vào nhập viện sinh nhé.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Nội dung câu hỏi của chị liên quan tới chủ đề “Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sanh” hay “Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm”, còn gọi tắt là “Da kề da”. Nội dung này đã được Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) và Bộ y tế (BYT) triển khai áp dụng trên toàn quốc và BV Từ Dũ là đơn vị tập huấn cho 32 tỉnh thành phía Nam về nội dung này. Hiện tại, 100% sản phụ sanh ngã âm đạo, đủ tháng và khóc ngay sau sanh đều được áp dụng. Riêng đối với sanh mổ, những trường hợp được gây tê, mẹ tỉnh táo sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, thực trạng BVTD có số sanh và mổ đông, khi có đủ tỉ lệ nhân viên y tế trên số sản phụ mổ gây tê thì sẽ thực hiện “Da kề da”.
Sau khi bé ra khỏi bụng mẹ, bé được lau khô ngay và cắt rốn trì hoãn/chậm – khi dây rốn đã hết đập. Sau đó, bé được đặt nằm sấp trên bụng mẹ với mặt bé nằm ngang bầu vú mẹ và bé được đắp ấm ngay trên bụng mẹ mà không đợi tắm bé. Bé được tắm khi đã ra khoa hậu phẫu và ít nhất sau mổ mới tắm bé.
Trường hợp không thực hiện “Da kề da”, trẻ sẽ được nằm chờ mẹ tại phòng chăm sóc sơ sinh ngay cạnh khoa hồi sức, đợi khi mẹ được chuyển ra sẽ gặp mẹ về chung khoa hậu phẫu.
Việc tầm soát sơ sinh sau sanh sẽ được thực hiện tại khoa hậu sản/hậu phẫu trong vòng 72 giờ đầu.
Thân mến,
Ts. Bs. Phan Trung Hòa
Khoa sinh - BV Từ Dũ
Các chỉ sơ Doppler động mạch rốn bình thường. Dây rốn quấn cổ thường không ảnh hưởng đến tiên lượng cuộc sinh và sức khỏe bé trừ những trường hợp kèm theo bất thường khác. Khám thai đúng lịch hẹn và để ý thai máy là cần thiết.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Sinh mổ vẫn được áp dụng da kề da, tuy nhiên phải có một số điều kiện: bé không to quá, mẹ phải được gây tê khi mổ và do số giường làm biện pháp này có giới hạn nên không phải tất cả các thai phụ đều được làm.
Phòng dịch vụ ưu tiên cho các đối tượng đăng ký sinh dịch vụ, các đối tượng không đăng ký sinh dịch vụ thì sẽ ít ưu tiên hơn.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Đa ối là hiện tượng nước ối nhiều hơn bình thường, và như vậy làm cho bụng thai phụ căng to và nặng nề hơn bình thường, các dấu hiệu của bạn có thể là do đa ối gây ra. Sinh xong sẽ hết đau, dây rốn quấn cổ thường không ảnh hưởng đến thai kỳ.
Chúc yên tâm.
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Bạn nên khám lại vào tuần 38 và hỏi trực tiếp bác sĩ khám, nếu cần có thể chụp xương chậu xem mình có bị xương chậu hẹp không? 2 giờ là thời gian có thể chấp nhận được cho bạn di chuyển, tuy nhiên tại sao bạn không sinh tại Vũng tàu cho khỏe?
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Tiêm HBIg phải tiêm trong vòng 24 – 72h sau sinh. Bạn có thể nhờ bác sĩ tại Long An cho toa thuốc để lên nhà thuốc Từ Dũ mua và chích ngay cho bé sau sinh. Hiện thuốc này dù bạn có sinh tại Từ Dũ vẫn phải mua theo toa, cho nên không cần phải bế bé đi xa cho cực. Nếu cần lên bệnh viên bạn có thể đưa bé đến khoa cấp cứu chống độc, mang theo giấy chứng sinh và phiếu xét nghiệm của mẹ, tuy nhiên tôi e là không kịp trong 24 – 72 giờ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Bạn nên khám lại khoảng 2 tuần sau và khi đó bác sĩ sẽ siêu âm chính xác là vị trí nhau như thể nào. Ở những tháng cuối thai kỳ vị trí nhau có thể thay đổi, tuy nhiên nếu là nhau tiền đạo trung tâm thì bạn sẽ phải sinh mổ đó và chỉ cần thấy ra huyết là nhập viện ngay.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Dây rốn quấn cổ không ảnh hưởng đến tiên lượng cuộc sinh và sức khỏe bé. Khi nước tiểu có protein chưa chắc bạn mắc bệnh gì, cần phải kiểm tra xem: bạn có cao huyết áp hay không? Có bệnh thận hay không? Và nên làm thêm đạm niệu 24g> bác sĩ khám bạn sẽ cho bạn khảo sát thêm mà.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Bạn chi bị dư ối thôi, thường thì không làm gì được để giảm lượng ối này. Trong trường hợp đa ối và làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ: khó thở nặng, suy tim,.. thì sẽ có chỉ định rút bớt nước ối để điều trị triệu chứng thôi. Khám thai lại sau 2 tuần, điều chỉnh chế độ ăn ít tinh bột, ít đường có thể cải thiện chút ít.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Bạn nên thử nước tiểu và thử đường huyết để có chẩn đoán chính xác.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Sau khi khám kiểm tra 3 ngày sau bạn sẽ biết tình trạng thai như thế nào, thường ối 8-9cm vẫn có thể theo dõi tiếp được. Con bạn hơi suy dinh dưỡng, như vậy bạn phải xem lại bản thân mình có ăn uống và nghỉ ngơi thực sự đầy đủ chưa?
Chúc yên tâm,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Bạn nên tái khám định kì 2 tuần 1 lần hoặc 1 tháng nếu không có nhiều thời gian, nếu có vấn đề gì thì đi khám ngay nhé.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Nếu em SA ở Từ Dũ thì ghi là chỉ số ối hoặc lượng nước ối (AFI) chứ không có AFI/4. Chỉ số số 4 khoang AFI 20cm là giới hạn trên của bình thường.
Các thông số khác là bình thường.
Thân mến,
Ths. Bs. Hà Tố Nguyên
Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Từ Dũ
Trước khi mang thai 3 tháng có thể tiêm MMR (sởi quai bị rubella), thủy đậu, viêm gan B, cúm,…
Bạn không nêu rõ thuốc gì nên không thể xác định mức độ ảnh hưởng. Bạn có thể hỏi vấn đề này với bác sĩ khi đi khám tiền sản.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Cần phải biết kỳ kinh gần nhất trước đây của bạn gái em bắt đầu ngày nào. Từ đó, tính xem bạn gái có bị trễ kinh trong chu kỳ tháng này không. Nếu trễ kinh so với dự tính từ 1 tuần trở lên thì bạn gái cần dùng que thử thai hoặc đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ
Tophem có thành phần là: Sắt fumarat 162mg + Acid folic 0,75mg + Vitamin B12 7,5mcg
Được chỉ định bổ sung sắt cho phụ nữ có thai và các chứng thiếu máu do thiếu sắt, vitamin B12 và acid folic.
Chống chỉ định: Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, u ác tính, người bệnh cơ địa dị ứng (hen suyễn, eczema)
- Trong thời kỳ mang thai, sắt và acid folic rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Các bác sĩ đều khuyên rằng bạn nên bổ sung sắt ngay từ khi bắt đầu có ý định mang thai để cung cấp đầy đủ lượng sắt cho cơ thể giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu, thiếu sắt cho cả bà mẹ và thai nhi. Đặc biệt là axitfolic cần được bổ ung sớm để phát huy tác dụng phòng ngừa các dị tật bẩm sinh trong đó quan trọng nhất là dị tật ống thần kinh. Ống thần kinh là bộ phận được hình thành rất sớm trong những ngày đầu của thai kỳ.
- Tuy nhiên, khi uống viên sắt bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và hết sức tránh lạm dụng nó. Đặc biệt khi cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ thì việc uống viên sắt không nhất thiết phải bắt buộc. Sắt và acid folic có nhiều trong rau xanh (rau bina, măng tây, bông cải xanh, mùng tơi…), ngũ cốc, lòng đỏ trứng, sữa, cam, quả bơ…
Nataboots: Thành phần mỗi viên nang chứa:
+ Axit Docosahexaenoic (DHA) nguồn gốc từ tảo
+ Axit Eicosapentaenoic (EPA)
+ Axit Arachidonic (ARA)
- Công dụng: Bổ xung DHA cho phụ nữ dự định mang bầu, có thai và cho con bú, nhằm hỗ trợ hoàn thiện cấu trúc não và võng mạc cho trẻ từ trong bào thai và thời kỳ bú sữa mẹ
- Omega 3 là các axit béo không no, chưa bão hòa đa nối đôi, chúng gồm 3 loại chủ yếu như: EPA, DHA, DPA. Trong đó, DHA chịu trách nhiệm tăng cường các hoạt động trí não của trẻ. DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não, ảnh hưởng sự thông minh và trong võng mạc, tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc. DHA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn. DHA có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá trình, gan động vật, trứng, tôm, cua, tảo biển, … tuy nhiên khi ăn cá cấn chú ý một số loại cá có hàm lượng thủy ngân khá cao như cá thu, cá mập, cá kiếm, cá ngừ, các pecca vàng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ có thai cần bổ sung 200 mg DHA mỗi ngày. Hiện chưa có khuyến cáo về quá liều DHA gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Thân mến,
Ds. CKI. Huỳnh Kim Hằng
Khoa dược - BV Từ Dũ
Em đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để xác định chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại. Từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn tiếp theo, em nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ
Ở giai đoạn 3 tháng đầu thường SA 3 lần: Lần 1 khi mới trễ kinh, SA thấy túi chưa thấy phôi thì sẽ hẹn lại SA lần 2 vào 2 tuần sau để xem phôi thai và tim thai. Sau đó SA lần 3 lúc thai 11-13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy tầm soát hội chứng Down.
Trường hợp của em được SA 4 lần và theo như lời của em thì có thể giải thích như sau:
1. Lần 1: thai giai đoạn sớm, không chắc chắn là thai hay tụ dịch trong lòng nên BS hẹn SA lại một tuần sau là đúng.
2. Lần 2 có một thai sống nhưng CRL chỉ 1.2 mm là rất nhỏ, có thể tim thai không rõ nên BS hẹn SA lại 2 tuần sau để xem tim thai.
3. Lần 3: khi CRL 12mm thì tim thai đã rõ nhưng do chắc không phù hợp với tuổi thai nên BS hẹn em SA lại lần 4.
SA đen trắng không có hại cho thai, ngay cả giai đoạn sớm. Tuy nhiên SA màu không được khuyến cáo ở giai đoạn sớm vì có thể gây hại do Doppler có thể tạo nhiệt. Tuy nhiên không có bằng chứng rõ ràng. Do vậy em yên tâm dù SA 4 lần nhưng không có hại cho thai., Em vẫn theo dõi khám thai theo lịch hẹn bình thường
Thân mến,
ThS. BS Hà Tố Nguyên
Khoa CĐHA - BV Từ Dũ
Siêu âm đo chiều dài CTC ở tuổi thai 16 tuần. Nếu chiều dài CTC ngắn thì bác sĩ sẽ tư vấn hoặc khâu CTC hoặc dùng thuốc. Vậy em nên đi khám thai lại lúc 16 tuần và yêu cầu đo chiều dài CTC.
Hiện SA đo chiều dài CTC chỉ thực hiện ở thai phụ có nguy cơ chứ chưa làm thường qui cho tất cả các thai phụ.
Lần trước em chấm dứt thai kì vì rỉ ối chứ không phải vì CTC ngắn, CTC ngắn có thể là biểu hiện đi kèm.
Thân mến,
ThS. BS Hà Tố Nguyên
Khoa CĐHA - BV Từ Dũ
Nếu CVĐ và ĐKLĐ < bách phân vị thứ 5 có nghĩa là dưới chuẩn bình thường. Có thể do thai nhỏ hoặc do tư thế thai, lượng ối không đủ chứ không phải do tật bệnh lý đầu nhỏ, vì bệnh lý đầu nhỏ do thóp đóng sớm thường xuất hiện ở quí 3. Em nên siêu âm theo dõi lại 1 tháng sau.
Thân mến,
ThS. BS Hà Tố Nguyên
Khoa CĐHA - BV Từ Dũ