10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

Chào bạn,

Bạn nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng và thông báo cho BS biết là bạn đang có thai để BS chỉ định thuốc phù hợp. Khi đi khám thai, bạn cần đem theo toàn bộ hồ sơ khám bệnh viêm xoang và hạ Canxi máu của bạn để BS khám thai theo dõi trong suốt quá trình mang thai.

Bạn nên báo cho bác sĩ về những thay đổi bất thường gặp phải trong quá trình bạn mang thai để BS có thể hướng dẫn và đưa ra hướng điều trị thích hợp. 

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh,

Thân mến,

Ds. Đặng Thị Thuận Thảo

Phòng Dược Lâm Sàng, Khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn, 

Nếu bạn gặp phải tình trạng táo bón khi uống thuốc bổ thì bạn có thể trao đổi với BS để có thể lựa chọn loại thuốc bổ mà bạn đáp ứng tốt, ít tác dụng phụ.

Vấn đề thiểu ối trong thai kỳ, bạn nên tư vấn hướng dẫn của BS sản khoa đang theo dõi thai cho bạn

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh,

Thân mến, 

Ds. Đặng Thị Thuận Thảo

Phòng Dược Lâm Sàng, Khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), trong thời kỳ mang thai nên cung cấp mỗi ngày khoảng 30 – 60 mg sắt nguyên tố và khoảng 1.500mg canxi (bao gồm từ thức ăn và tất cả các nguồn bổ sung khác). Ngoài ra, nhu cầu về sắt sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai, tăng cao vào những tháng giữa và cuối thai kỳ.

Bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách trong thời gian mang thai, bé sẽ phát triển khỏe mạnh, đồng thời mẹ tránh được một số nguy cơ gây bệnh. Nếu bác sĩ không cho dùng thuốc em có thể tăng cường chế độ dinh dưỡng hàng ngày, không nên tự ý mua thuốc.

Có 4 loại vitamin và khoáng chất quan trọng cần thiết cho bà bầu:

- Acid folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu cho thai phụ không quá 1mg/ngày. Vì thế, bạn nên dùng acid folic theo toa của bác sĩ

Acid folic có trong gan, ngũ cốc, hạt hướng dương, rau lá xanh, bông cải … đặc biệt là rau có màu xanh đậm.

- Sắt: Ở thời kỳ mang thai nhu cầu sắt cũng tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và tránh nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Trong giai đoạn thai kỳ, thể tích máu ở người mẹ tăng lên, cơ thể của người mẹ cần bổ sung chất sắt để tạo ra hemoglobin, một phần của các tế bào máu đỏ giúp mang oxy đến nuôi dưỡng thai nhi. Sự thiếu hụt chất sắt có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi như nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung hoặc con nhẹ cân. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, gan, huyết, rau xanh. Nên bổ sung 30 - 60mg sắt/ngày.

- Can-xi: Đây là chất cần thiết cho xương và răng của thai phụ, thai nhi, giúp ngăn ngừa tình trạng huyết khối. Không nên kết hợp can-xi với viên sắt, vì chúng sẽ ngăn sự hấp thụ lẫn nhau trong cơ thể. Thai phụ cần khoảng 1.500mg/ngày.

- Vitamin D: Cùng với việc bổ sung canxi, thì việc bổ sung vitamin D cũng rất quan trọng. Đây là chất rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và phosphor, góp phần vào cấu tạo xương. Thiếu vitamin D, canxi sẽ khó hấp thu dẫn tới hậu quả như trẻ bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ hoặc đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền, bào thai suy yếu. Nếu thiếu quá nhiều vitamin D có thể gây dị tật bẩm sinh, gây nhuyễn xương, co giật do hạ calci máu, loãng xương ở mẹ.

Nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể (80%) là do sự tổng hợp trong da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt và nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D là gan cá, trứng, bơ sữa, các loại cá béo, thực phẩm có tăng cường vitamin D (như sữa). Việc bổ sung vitamin D bằng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài 4 loại thiết yếu trên thì vitamin B1,B2, B5, C, E, A, Iốt và kẽm cũng cần thiết. Riêng vitamin A liều cao trong 12 tuần đầu thai kỳ có thể ảnh hướng đến não, khung xương, mắt và sự phát triển trí não của bào thai. Vì thế, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi nào nên dùng vitamin A. Gan, sữa, trứng, cà-rốt, rau quả xanh và vàng, cà chua, bí đỏ, bông cải xanh có nhiều vitamin A.

Nên khám thai định kỳ và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc em có một thai kỳ khỏe mạnh!

DS. CKI. Huỳnh Kim Hằng - Khoa Dược

27tháng 09

chào em,

Esliver là thuốc bổ có chứa thành phần là các acid amin, vitamin và desoxycholic acid (tiền acid mật). Esliver được chỉ định để bổ sung acid amin và vitamin cho các trường hợp suy nhược, gầy yếu, thiếu máu, thời kỳ dưỡng bệnh, sau mổ; hỗ trợ điều trị hoặc ngăn ngừa viêm gan, gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan, mệt mỏi chán ăn nghi ngờ có nguồn gốc bệnh gan.

Tuy nhiên trong thời gian mang thai việc sử dụng thuốc nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc để sử dụng.

Chúc em có một thai kỳ khoẻ mạnh!

DS. CKI. Huỳnh Kim Hằng - Khoa Dược

Chào chị,

- Cephalexin được phân nhóm B theo FDA, tức là không có bằng chứng thuốc gây hại trên bào thai của động vật thử nghiệm. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu được kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Vì vậy, chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi cần thiết.

- Acetaminophen đường uống cũng được phân nhóm B theo FDA. Acetaminophen uống được xem là một thuốc an toàn trong thai kỳ ở liều điều trị thông thường và sử dụng trong thời gian ngắn.

- Eugica là một thuốc phối hợp dạng thảo dược. Theo thông tin kê toa sản phẩm, sử dụng thận trọng trên đối tượng phụ nữ mang thai.

3 thuốc này đều không có những chống chỉ định tuyệt đối trong thai kỳ nên chị có thể an tâm. Đồng thời chị nên khám thai định kỳ đầy đủ để được theo dõi thai kỳ.

Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.

Chào chị, 

Do chị chưa cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc đã sử dụng (tên thuốc, liều lượng, thời gian dùng) nên không thể tư vấn cụ thể cho chị. Chị có thể thông báo với bác sĩ để được tư vấn vào lần khám thai định kỳ tới.

Thân mến

Chào bạn,

Trong thai kỳ bình thường cũng xuất hiện tỷ lệ nguy cơ dị tật thai, chính vì vậy khi biết có thai bạn nên tham khảo ý kiến của BS, DS trước khi dùng thuốc.

Điều quan trọng là bạn nên đi khám thai đều đặn để tầm soát dị tật thai, theo dõi kiểm tra sức khỏe thai nhi và vết mổ cũ, làm theo hướng dẫn của BS sản khoa để có thể đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh,

Thân mến,

Ds. Đặng Thị Thuận Thảo

Phòng Dược Lâm Sàng, Khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ

Em Tuyết Lan thân mến.

Thai lưu 2 lần liên tiếp vậy em vào bệnh viện Từ Dũ khám, thử máu cả 2 vợ chồng tại khoa Di truyền. Sau khi sanh non em ăn uống bồi dưỡng và uống thuốc theo chỉ định của bs đế nâng thể trạng.Thời gian mang thai lần sau tùy thuộc vào sức khỏe của 2 vợ chồng, điều kiện kinh tế, tinh thần thoải mái để hạn chế tình trạng stress khi mang thai, vì Stress là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai, thai lưu, thai dị tật bẩm sinh do đột biến gien.

Chúc em mau phục hồi sức khỏe. 

BS. CK2. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng, tiết chế

Chào Bạn!

Tại khoa Cấp cứu nhận bệnh, khi có dấu hiệu sanh thật sự, Bạn chọn hình thức sanh dịch vụ thì nhân viên y tế sẽ chuyển Bạn sang hệ thống dịch vụ.

Chi phí gói sanh dịch vụ như sau:

1) Đóng tạm ứng (khi nhập viện): 3.000.000đ

2) Đăng ký đẻ không đau: 600.000đ.

3) Sanh thường (dịch vụ): 1.500.000đ

4) Sanh khó (sanh hút ...) : 2.000.000đ

5) Sanh mổ (dịch vụ): 2.500.000đ

6) Đăng ký phòng: sau sanh, đóng tạm ứng đăng ký phòng từ 2 triệu đến 7 triệu (phòng 6 người bệnh đến phòng 1 người bệnh).

Tại đơn vị Chăm sóc khách hàng (tầng trệt khu H), nhân viên sẽ tư vấn về giá phòng dịch vụ cho Bạn.

Chúc Bạn mẹ tròn, con vuông.

CNHS. Lý Bạch Thu Nga
P. Điều dưỡng

Chào Bạn!

Xin chia buồn về 2 lần mang thai trước trước của Bạn.

Tại bệnh viện Từ Dũ vẫn có nhiều thai phụ nhiễm viêm gan siêu vi B mang thai và sinh con bình thường (khi thai phụ khám thai đầy đủ và đúng lịch hẹn của Bác sĩ) . 

Bạn và chồng Bạn sẽ đến khám tại khoa chăm sóc trước sinh (Khu M số 227 Cống Quỳnh, quận 1 hoặc 191 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1).

Khi đi khám Bạn mang theo đầy đủ các giấy tờ của 2 lần mang thai trước, các xét nghiệm đã làm như Bạn đã nêu trên. Bạn nhớ mang theo giấy hẹn lần khám trước để lấy kết quả paps. Bác sĩ sẽ cho Bạn làm thêm siêu âm, xét nghiệm di truyền, paps (nếu quá thời gian quy định) ...

Khi có thai Bạn nên đi khám sớm và khám theo đúng lịch hẹn của Bác sĩ.

Chúc gia đình Bạn sớm có tin vui.

CNHS. Lý Bạch Thu Nga
P. Điều dưỡng

Chào em,

Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolid, thuốc không nằm trong nhóm phân loại nguy cơ thai kỳ nên có thể sử dụng cho phụ nữ có thai.

Theo bảng phân loại của FDA thí Acetylcystein thuộc bảng B được định nghĩ như sau: Nghiên cứu trên động vật mang thai khi dùng thuốc  thì thấy có một số ảnh hưởng trên bào thai. Nhưng nghiên cứu trên phụ nữ có thai khi sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng trên bào thai.

Vì thế em có thể yên tâm sử dụng thuốc theo toa bác sĩ. Tuy nhiên em nên thông báo về việc mang thai cho bác sĩ biết để được cân nhắc sử dụng thuốc an toàn. Đồng thời khi đi khám thai định kỳ, em cũng thông báo cho bác sĩ sản khoa về những thuốc đã sử dụng để được theo dõi thai kỳ kỹ hơn.

Chúc em có một thai kỳ khoẻ mạnh!

DS. CKI. Huỳnh Kim Hằng - Khoa Dược

Em Thủy thân mến.

Để biết được tuổi thai chính xác dựa vào ngày kinh cuối nếu chu kỳ kinh em đều chu kỳ 28- 30 ngày và kết hợp với siệu âm 3 tháng đầu tốt nhất là lúc thai 6-7 tuần. Khi tuổi thai đúng là 34 tuần nếu cân nặng như trên cũng tạm được, khi thai 35- 36 tuần thì bé đạt cân nặng khoảng 2.500g là bình thường. Siêu âm cò có sai số còn theo số đo chủ quan của từng BS, nên khi khám thai định kỳ em phải nhờ bs sản khoa người khám trực tiếp theo dõi thai tư vấn thêm để yên tâm nhé.

BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng, tiết chế


...
66676869707172
...

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ