Chào em,
Kết quả xét nghiệm huyết đồ của em có tình trạng thiếu máu. Tình trạng MCV, MCH thấp chứng tỏ có thiếu máu hồng cầu nhỏ. Người mẹ có tình trạng này có thể mắc bệnh thiếu máu Thalassemia dạng tiềm ẩn (hay còn gọi mang gen lặn). Nếu người cha cũng bị tình trạng như thế thì khả năng thai nhi mắc bệnh Thalassemia (thiếu máu tán huyết) là 25%, tính theo định luật di truyền Mendel.
Nếu thai nhi thực sự mắc bệnh này thì rất khó khăn cho việc nuôi dưỡng về sau, cả cuộc sống sau này của bé gắn liền với cây truyền máu. Do vậy, khi khám thai, người mẹ sẽ được làm xét nghiệm huyết đồ, nếu kết quả có bất thường như trên thì sẽ cho người cha xét nghiệm huyết đồ nữa. Cũng cần nói thêm là người mẹ nếu có thiếu máu nhưng chỉ là dạng tiềm ẩn thì thường không thực sự nguy hiểm cho cuộc sống về sau.
Người chồng phải đến bệnh viện theo tư vấn của bác sĩ để kiểm tra em nhé! Hiện tại đang ở bước kiểm tra nên em đừng lo lắng mà trước tiên phải làm theo lời khuyên của bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chúc em nhiều sức khỏe.
Ts. Bs.Lê Thị Thu Hà
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về diễn đàn.
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện Sản Phụ Khoa đầu ngành khu vực phía Nam. Hiện tại bệnh viện có các Khoa khám như sau:
Mỗi Khoa khám bác sĩ sẽ khám và làm các cận lâm sàng kiểm tra để xác định chính xác tình trạng hiện tại của khách hàng.
Bạn có nhu cầu xin liên hệ qua số điện thoại (028) 1081
Xin cảm ơn!
CNHS. Phạm Thu Hằng - P. Công tác xã hội
Chào bạn!
Lớp tiền bệnh viện Từ Dũ tổ chức định kì và hoàn toàn miễn phí vào các ngày thứ 2-4-6 hằng tuần (trừ dịp Lễ, Tết)
Tại: Phòng 123 - Khu N - 191 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 1 bạn nhé!
Bạn có thể cập nhật thêm thông tin từ BV Từ Dũ qua kênh truyền thông facebook: BV TỪ DŨ
Thân chào!
CNHS. Phạm Thu Hằng - P. Công tác xã hội
Chào chị Hoa
Cyclogest 400mg có hoạt chất là progesterone, một loại nội tiết tố nữ, thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lý gây ra do rối loạn nội tiết, sử dụng trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản điều trị vô sinh – hiếm muộn, hoặc sử dụng trong thai kỳ cho các trường hợp dọa sẩy thai – sẩy thai liên tiếp.
Theo thông tin kê toa sản phẩm, thuốc có thể gây ra một số các tác dụng không mong muốn đối với sự phát triển của thai nhi khi sử dụng thuốc trong thai kỳ. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện nguy cơ này trên thai nhi là rất thấp. Do vậy, bác sĩ sản khoa sẽ cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ đối với thai nhi để chỉ định thuốc cho phù hợp.
Chúc sức khỏe và hạnh phúc.
Ths.Ds Thân Thị Mỹ Linh – BV Từ Dũ
Chào bạn,
Trong các thuốc bạn đã nêu:
Tenofovir là thuốc kháng virus có thể sử dụng được trong 3 tháng cuối thai kỳ, để điều trị hoặc dự phòng lây truyền bệnh từ mẹ sang con. Trường hợp cần thiết, thuốc có thể được sử dụng liên tiếp đến 12 tuần sau sinh.
Uruso 200mg (ursodeoxycholic acid) tác dụng cải thiện chức năng gan mật, có thể sử dụng được cho thai phụ khi cần thiết. Theo phân loại mức độ nguy cơ của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, Ursodeoxycholic acid được xếp vào mức B. Điều đó có nghĩa là các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Hai thuốc Lansef, Sylimax chứa các thành phần có nguồn gốc từ thảo dược, hỗ trợ điều trị các bệnh lý gan mật. Hiện nay chưa có nhiều dữ liệu về độ an toàn của việc sử dụng các thuốc này trong thai kỳ. Vì vậy, bạn nên tái khám định kỳ và hỏi lại bác sĩ điều trị viêm gan về việc sử dụng các thuốc này trong thời gian mang thai và cho con bú.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
DS. Võ Trương Diễm Phương - Khoa Dược
Chào chị Lê Hồng
Chimitol 500mg có hoạt chất là clotrimazol chỉ định điều trị viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ mang thai.
Viêm âm đạo do Candida có tỷ lệ tái phát cao do nguồn lây nhiễm không được kiểm soát tốt nhưng cũng có thể do sự đề kháng của Candida với các thuốc điều trị đang có xu hướng tăng lên. Theo như chị mô tả, tình trạng nhiễm nấm âm đạo tái phát sau 1 tuần, chị không nên đặt lại thuốc mà cần đi tái khám để các bác sĩ đánh giá tình trạng và chỉ định loại thuốc phù hợp.
Chúc sức khỏe và hạnh phúc.
Ths.Ds Thân Thị Mỹ Linh – BV Từ Dũ
Chào bạn,
Những thuốc mà vợ bạn được bác sĩ kê đơn đều được xếp loại B về tính an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai theo Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ, nghĩa là các nghiên cứu về sinh sản động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau). Do đó bạn không nên quá lo lắng.
Ds. Hoàng Thị Vinh (Khoa Dược)
Chào em,
Trường hợp của em nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa, em nhớ thông báo với Bác sĩ là em đang có thai để Bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp, không nên tự ý dùng các loại thuốc mà chưa có ý kiến của Bác sĩ, đồng thời nên đi khám thai theo lịch hẹn để được theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe thai nhi.
Thân mến
Ds. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ.
Chào bạn,
Hoạt chất của Lomexin là Fenticonazole nitrate. Nhà sản xuất khuyến cáo không khuyên dùng cho phụ nữ mang thai nếu không có chỉ định của bác sĩ, do không có hoặc dữ liệu giới hạn về ảnh hưởng của fenticonazole đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thuốc còn tùy thuộc nhiều yếu tố, trong đó có liều dùng. Bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên đi khám để biết chắc chắn mình có thai hay không, và kiểm tra định kỳ, tầm soát để theo dõi sức khỏe thai nhi một cách tốt nhất.
Chúc bạn vui khỏe,
Ds. Hoàng Thị Vinh (Khoa Dược)
Chào Lâm Anh
Câu hỏi của bạn sẽ được trả lời trực tiếp trong buổi chat trực tuyến với
BS. CKII. Bùi Văn Hoàng - Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp;
BS. CKII. Hồng Công Danh - Trưởng khoa Gây mê hồi sức
vào chiều ngày mai 14g00 19/09/2018
câu hỏi này của bạn đã được chuyển vào mục câu hỏi cho bác sĩ, mời bạn đón đọc nhé, hoặc bạn còn có câu hỏi gì hãy gởi về cho chúng tôi theo đường link buổi giao lưu trực tuyến ngày mai tại đây
http://tudu.com.vn/default.aspx?FID=11&ViewArticle=1&ID=11341
Để cập nhật các buổi giao lưu, tọa đàm trực tuyến với các bác sĩ bạn cũng có thể follow trang facebook chính thức của BV "BV TỪ DŨ"
xin cảm ơn!
Chào chị Hương
Thuốc Metason có hoạt chất betamethasone là một thuốc giảm đau, kháng viêm cần thận trọng khi sử dụng trong thai kỳ do những tác động bất lợi của thuốc trên thai nhi. Việc chỉ định thuốc tùy thuộc bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ của thuốc đối với thai nhi. Tuy nhiên tần suất ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi tương đối thấp.
Thuốc cefixim và rhumedol (paracetmol) là những thuốc tương đối an toàn và cho phép sử dụng trong thai kỳ.
Do chị đã sử dụng thuốc trong giai đoạn đầu mang thai nên chị cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn và theo dõi thai kỳ chặt chẽ hơn.
Chúc sức khỏe và hạnh phúc.
Ths.Ds Thân Thị Mỹ Linh – BV Từ Dũ
Vì bạn đã có 2 lần mổ lấy thai nên thai kỳ này sẽ được theo dõi đặc biệt cho các trường hợp có mổ lấy thai nhiều lần. Bạn sẽ được sinh mổ cho thai kỳ lần thứ 3 này. Bệnh viện Từ Dũ là một địa chỉ tin cậy cho việc sanh mổ nhiều lần nhé.
Thân mến.
CNHS. Phạm Thu Hằng
P.CTXH