Không rõ em muốn lời khuyên về vấn đề gì:
1. Nếu về vấn đề sinh mổ thì con 3756g chưa đủ định nghĩa là con to để mổ lấy thai chủ động. Chỉ định mổ lấy thai tùy thuộc vào ngoài cân nặng thai nhi còn tùy thuộc vào khung chậu mẹ và sức khỏe của thai,…
2. Về vấn đề cân nặng thai nhi to dù lên cân 4 kg: trước khi mang thai em đã có cân nặng là 95kg, với chiều cao 1m65, chỉ số BMI 34,9 thuộc nhóm béo phì (BMI ≥ 30) với rất nhiều nguy cơ khi mang thai. Tuy nhiên, thật may mắn là em không bị đáy tháo đường thai kỳ hay cao huyết áp thai kỳ (như thông tin mà em cung cấp). Nhưng lưu ý, cân nặng thai nhi có được là do sự cung cấp dinh dưỡng từ mẹ, vì vậy do em không nói rõ em đã được làm test dung nạp đường hay chưa và ở đâu? Lúc thai bao nhiêu tuần? Vì thai vẫn còn > 10 ngày mới trưởng thành thật sự nên vẫn chưa thể kết luận là em không có đái tháo đường thai kỳ được.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nếu đúng là dọa sinh non, em nên nghỉ ngơi nhiều kiêng giao hợp và dùng thuốc. 50% trường hợp dọa sinh non chuyển thành chuyển dạ sinh non, các bé non tháng sẽ có nguy cơ suy hô hấp sau sanh, bệnh màng trong, nhiễm trùng sơ sinh, vàng da bệnh lý,…Do đó, tử suất chu sinh sẽ tăng cao.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi mang thai trong 3 tháng đầu, đây là giai đoạn hình thành cơ quan của thai nên lý tưởng nhất là không nên có tác động của môi trường trong giai đoạn này.
Thủy đậu là một bệnh nhiễm, tất cả các bệnh nhiễm đều có thể là nguyên nhân gây dị tật cho thai tuy nhiên tỷ lệ không cao như Rubella. Do đó, chỉ có nhiễm Rubella ở thời điểm này (nguy cơ gây Rubella bẩm sinh là 90%) sẽ có chỉ định y khoa là chấm dứt thai kỳ. Còn lại, đối với các trường hợp nhiễm khác sẽ được theo dõi sát. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đến khám ở các trung tâm có khoa Sản lớn để được theo dõi và chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi mang thai, ai cũng sẽ có tình trạng như em nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ, do hiện tượng giữ nước ở cơ thể khi mang thai và nhu cầu calci cao của thai thời điểm này. Do đó, một mặt em nên làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, một mặt em nên bổ sung calci đầy đủ (nhu cầu calci mỗi ngày 1,4g: bằng cách uống thuốc bổ sung >1g/ngày và ăn uống thức ăn giàu calci)
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Để dễ nhớ, em nên tăng cân mỗi tháng 2 kg. Với chế độ dinh dưỡng đủ chất ( tinh bột, đạm, lipid, chất xơ). Có thể bổ sung 2-3 ly sữa dành cho bà bầu mỗi ngày.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Các chỉ số trong xét nghiệm huyết đồ như MCV: 93,1 và RDW: 15,8…đôi khi chỉ là biểu hiện thiếu một số vitamin, vì vậy với một chế độ ăn uống đầy đủ + bổ sung những vitamin cần thiết (thuốc đa sinh tố dành cho phụ nữ mang thai) thì cũng đã giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên bạn cũng nên biết khi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi trong đó có cả sự thay đổi của các tế bào máu nên bạn không thể so sánh với người không mang thai được.
Rubella IgG (+) với mức 37,4 cho thấy bạn đã có kháng thể Rubella ở mức thấp do nhiễm trước đây hoặc đã có chích ngừa nên không cần phải lo lắng về vấn đề này.
Men gan cao không phải là nguyên nhân của gan nhiễm mỡ, do đó bạn nên đến khám ở các bệnh viện đa khoa có khoa Nội tiêu hóa để được khám, tìm nguyên nhân và từ đó có hướng điều trị cụ thể cho cả mẹ và con.
Về vấn đề: Sạn thân và ứ nước thận trướng nước, trước khi ảnh hưởng đến con là đã ảnh hưởng đến mẹ rồi. VD như: cơn đau quặn thận do sỏi; thận trướng nước độ II trở đi (đối với những trường hợp thai còn nhỏ) đã là một lưu ý vì nếu để tình trạng ứ nước tăng nặng và kéo dài sẽ gây suy thận cho mẹ. Và nếu mẹ không khỏe thì con cũng không thể nào khỏe được. Do đó, bạn nên đi khám ở bệnh viện Bình Dân để được đánh giá và điều trị cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Em không nói rõ lý do mổ lần trước nên không thể trả lời khẳng định cho em được. Nếu lý do lần trước còn tồn tại ví dụ như khung chậu hẹp (có chụp kích quang chậu) thì lần này sẽ có chỉ định mổ lại,… Nhưng nếu lý do mổ lần trước không còn tồn tại ví dụ như mổ lần trước vì ngôi mông, lần này ngôi đầu; lần trước mổ vì nhau tiền đạo lần này không còn tiền đạo nữa,… Đối với những trường hợp này, nếu đánh giá con có trọng lượng vừa phải, khung chậu bình thường, ngôi thai là đầu, sức khỏe thai tiến triển bình thường,… vẫn có cơ may sinh ngã âm đạo.
Trong những trường hợp đã có chỉ định mổ chủ động, thời điểm lựa chọn là sau 39 tuần, đây là tuần tuổi thai bé đã trưởng thành đầy đủ, giúp giảm nguy cơ chậm hấp thu dịch phổi hay nặng hơn là tình trạng cao áp phổi gặp ở các trường hợp mổ lấy thai chủ động.
( Lưu ý có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ như lần này là nhau tiền đạo, hoặc nhau cài răng lược, hoặc chỉ định mổ vì mẹ có bệnh lý tim,… thời điểm để mổ chủ động sẽ là 38 tuần hoặc 34 tuần tùy trường hợp).
Do không rõ trường hợp của em thuộc tình huống nào nên không thể trả lời cụ thể, vì vậy tốt nhất em nên theo dõi thai kỳ đầy đủ và khi đến thời điểm thích hợp các bác sĩ sẽ cho hướng tư vấn cụ thể và nhập viện khi đến thời điểm.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Có tiền căn con hội chứng Down là đã có chỉ định tuyệt đối để chọc ối mà không cần làm các xét nghiệm tầm soát như Double test. Do đó, ở trường hợp của bạn khi đến tư vấn tại đơn vị Tiền sản thuộc khoa Chăm sóc trước sinh của bệnh viện Từ Dũ đương nhiên sẽ được chỉ định chọc ối.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thời điểm 11 tuần 6 ngày, có 2 nhóm xét nghiệm máu:
(1) Bộ xét nghiệm máu thường quy, nhằm phát hiện một số bệnh lý của mẹ (Bệnh nhiễm, hay bệnh mãn tính) có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.
(2) Double test, nhằm phát hiện nhóm nguy cơ một số bất thường nhiễm sắc thể. Tùy theo nhóm xét nghiệm mà có chỉ định làm lại hay không hoặc là tiếp tục làm thêm xét nghiệm chẩn đoán. Do anh không nói rõ loại xét nghiệm là gì, được chỉ định xét nghiệm ở đâu nên thật khó để trả lời. Vì vậy, tốt nhất vợ anh nên đến khám ở các trung tâm có khoa sản lớn, mang theo toàn bộ giấy tờ siêu âm và xét nghiệm, để các bác sĩ có thể đánh giá 1 cách tốt nhất.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân vô sinh và có thể điều trị được. Do đó, để chẩn đoán là buồng trứng đa nang ngoài siêu âm em cần có xét nghiệm một số nội tiết chuyên biệt (không chỉ progesterone), vậy nên nếu 1 năm nay em không ngừa thai vẫn không thể có thai được, em nên đi khám ở các bệnh viện sản có đơn vị Hiếm muộn để được khám, chỉ định xét nghiệm và đánh giá tư vấn cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Cái đó không phải là bảo bạn đi tiêm Rubella đâu. Tiêm vào là lôi thôi đấy, nhất là khi bạn có thai. Các xét nghiệm cho thấy bạn không bị viêm gan, chưa bị HIV và chưa bị Rubella. Các thắc mắc nên hỏi ngay khi khám để hiểu sai sẽ tai hại lắm đấy.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể liên hệ tài vụ bệnh viện Từ Dũ: các xét nghiệm bao gồm: khám phụ khoa, xét nghiệm máu (Rubella, thử công thức máu, viêm gan, HIV), thử nhiễm sắc thể đồ 2 vợ chồng, siêu âm tổng quát.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ