Bé 4 tháng đi ngoài 5-6 lần
Hỏi - 13/08/2015
Bé đi cầu như vậy là bình thường.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 13/08/2015
Trả lời
Bé đi cầu như vậy là bình thường.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn không cho biết bé hiện tại bao nhiêu ngày tuổi, cân nặng bao nhiêu nên tôi không thể trả lời.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tâm lý.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé ọc sữa nhiều thì cần đưa bé đi khám bệnh. Không nên tự ý cho bé uống thuốc.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có thể bắt đầu tiêm khi được 6 tháng tuổi. Liều lượng thuốc sẽ do bác sĩ nơi tiêm chủng chỉ định.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Một số loại sữa bột làm phân em bé có màu xanh. Nếu bé không bị đau bụng quấy khóc, không nôn ói, phân không đàm máu thì không sao. Cân nặng của em bé bình thường, không cần phải tăng lượng sữa. Nên bổ sung cho bé mỗi ngày 400 UI vitamin D.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Rất vui khi chị đã đặt niềm tin và gửi câu hỏi vào chuyên mục, chị nên đưa bé đi khám sớm vì sức khỏe của bé. Vì bác sĩ không thể tư vấn khi chưa thấy tình trạng bệnh của bé.
Chúc bé mau chóng khỏe.
KTV. Lê Đào Minh Châu
P.Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Con bạn sinh non 34 tuần nặng 2kg. Trẻ được xếp vào nhóm sinh non nhẹ cân. Ở trẻ sinh non thời gian vàng da sinh lý có thể kéo dài đến 2 tuần. Để biết mức độ vàng da con bạn nhẹ hay nặng, sinh lý hay bệnh lý bạn cần cho trẻ tái khám lại sau xuất viện (3 ngày).
Trẻ chậm đi ngoài sẽ làm tăng khả nặng vàng da do tăng tái hấp thu bilirubin qua chu trình ruột. Trẻ bú mẹ sẽ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng mềm, có hột, bọt, mùi tanh. Trẻ bú bình khó đi ngoài, phân khô, cứng. Trung bình cứ 3 giờ trẻ bú 1 lần. Con bạn bú 40ml 1 cử là đủ, trẻ sẽ tăng cân trung bình 30-50gr/ ngày. Để trẻ tăng cân tốt mẹ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ lượng nước, sữa trong ngày.
Chúc bạn thành công!
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Con bạn 2 tháng 3 ngày cận nặng 6 kg là dinh dưỡng rất tốt. Trẻ có thể uống vaccin ngừa tiêu chảy bắt đầu sau 6 tuần. Tùy loại vaccin mà bạn chọn 2 liều uống trước 6 tháng hay loại 3 liều uống trước 8 tháng. Trẻ uống vaccin càng sớm khả năng bảo vệ trẻ càng cao. Bạn có thể cho trẻ uống tại các trung tâm y tế dự phòng tại địa phương (nếu có thuốc dịch vụ) hoặc tại BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, viện Pasteur, BV Từ Dũ, BV Hùng Vương…Tùy theo loại vaccin 2 liều hoặc 3 liều, tùy chi phí dịch vụ mỗi cơ sở khác nhau giá cả có thể thay đổi (500.000-750.000đ).
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trẻ 22 tháng tuổi cân nặng trung bình 11.8kg, cao trung bình 86cm theo chuẩn WHO 2014. Vậy con bạn thừa đến 6kg. Ở tuổi này trẻ ăn được cơm nát, cháo hột. Răng mọc vẫn chưa đủ. Trẻ 3 tuổi có thể đạt 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng dưới). Vào tuổi này chế độ ăn trung bình 3 chén cháo hột, 3 cử sữa chính, xen vào đó các cử trái cây, sữa chua. Bạn cần đưa trẻ đến phòng khám dinh dưỡng tại BV Nhi Đồng 1, 2, trung tâm dinh dưỡng để các chuyên gia khám theo dõi tìm nguyên nhân, hướng dẫn chế độ ăn hợp lý hơn và có các bài tập vận động cho trẻ giảm cân.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Con bạn 2 tháng tuổi cân nặng 5.7 kg, lúc sinh 3.7 kg. Tuy trẻ bệnh tim nhưng trẻ vẫn tăng cân tốt cho thấy bệnh tim này chưa ảnh hưởng nhiểu đến sự phát triển dinh dưỡng trẻ. Tuy nhiên bệnh tim trẻ phức tạp, về lâu dài sẽ ít nhiều bị ành hưởng nên bạn cần làm hồ sơ theo dõi tại khoa tim mạch BV Nhi Đồng. Trẻ < 6 tuổi có chương trình miễn phí. Bạn nên tham khảo tại BV NĐ các BS chuyên khoa tim mạch để biết rõ hơn về thủ tục và chi phí điều trị cho bé.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trong thư bạn không cho biết trẻ bú mẹ hay bú bình. Đối với trẻ bú mẹ sẽ dễ đi ngoài, phân mềm, có thể đi nhiều lần trong ngày. Trẻ bú bình thường khó đi ngoài, phân khô, vón cục.Trẻ được gọi là táo bón khi nhiều ngày (5-7 ngày) chưa đi ngoài, mỗi lần đi ngoài trẻ phải rặn nhiều, phân khô, cứng như phân dê. Tùy theo trẻ bú sữa gì mà tính chất phân thay đổi. Để giúp trẻ dễ tiêu bạn nên tăng cường bú mẹ, mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo các chuyên gia, các bé cần được ngủ nhiều và ngủ sâu để phát triển hệ thần kinh tốt hơn. Khi còn trong bụng mẹ trẻ được mẹ ôm ấp vỗ về, khi ra khỏi tử cung của mẹ trẻ vẫn thích được mẹ ốm ấp thì trẻ nằm yên, ngủ ngoan hơn. Do đó, mỗi tối bạn bế trên tay trẻ sẽ ngủ ngon hơn là vậy. Để giúp cho trẻ ngủ ngon 1 số bà mẹ ấp trẻ trong tư thế Kangaroo. Nếu bạn không thực hiện được bạn có thể giúp trẻ ngủ ngon bằng nhiều biện pháp khác nhau thay thế vòng tay mẹ nhưng không có biện pháp nào tốt bằng phương pháp Kangaroo.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo khuyến cáo chương trình nuôi con sữa mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trẻ không được uống bất cứ loại nước gì khác ngoài sữa mẹ. Lợi ích của sữa mẹ hầu như tất cả các bà mẹ đều biết rõ, ngoài ra trẻ bú mẹ sẽ dễ tiêu, dễ đi ngoài, phân mềm, lỏng. Con bạn bú sữa bình hậu quả nhiều ngày mới đi ngoài, mỗi lần đi rất khó khăn, trẻ đau đớn, phải rặn đỏ mặt tía tai, thậm chí khóc thét thật tội nghiệp! Bạn cần cho trẻ ngậm vú mẹ thường xuyên, nhiều lần trong ngày sẽ giúp bạn duy trì đủ sữa mẹ cho bé. Mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tránh bị stress. Có như thế mới mong cải thiện được vấn đề khó đi ngoài của trẻ.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo qui định trung tâm y tế dự phòng tất cả các trường hợp chích ngừa lao BCG đều được thực hiện tiêm dưới da vùng cánh tay (T). Khi tiêm nhân viên y tế có thông báo 1 số phản ứng phụ sau tiêm cho gia đình trẻ. Trong đó việc sưng tấy đỏ và nung mủ sau vài ngày hoặc 1 vài tháng sau tiêm là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Một số trẻ có biểu hiện nổi hạch vùng. Các triệu này sẽ tự hết và để lại 1 vết sẹo nhỏ ngoài da. Nếu trẻ nào không thấy nung mủ và không có sẹo sau nhiều tháng cần kiểm tra phản ứng lao tố và tiêm ngừa lần 2.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám trực tiếp nhé. Không thể dựa vào dấu hiệu mô tả trên đây để chẩn đoán bệnh 1 cách chính xác được.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Trẻ sơ sinh lúc 3 tháng tuổi cân nặng trung bình gấp đôi lúc sinh. Tính trung bình mỗi tháng tăng trung bình 1 kg. Con bạn 6.6 kg tức tăng 3 kg trong 2 tháng 7 ngày là tương đối bình thường mặc dù những ngày sau bé biếng bú, thời gian bú mỗi cử kéo dài 1 giờ. Trong thư bạn không nhắc đến trẻ có nôn trớ? Nôn trớ là 1 trong những nguyên nhân làm lưỡi trẻ dơ, biếng bú, khò khè. Ngoài ra trẻ bú bình lưỡi thường dơ, đẹn. Con bạn lưỡi dơ và đi phân sống nhiều khả năng trẻ bị nấm miệng do bú bình. Bạn cần rơ lưỡi sạch thì trẻ bú tốt. Để khác phục tình trạng này bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều, chính sữa mẹ sẽ giúp trẻ khắc phục các vấn đề trên. Nếu không thể bú mẹ được, bạn cần cho trẻ khám BS nhi để xác định chính xác con bạn bị bệnh gì, không nên tự ý mua men tiêu hóa cho trẻ uống để phòng tránh gây loạn khuẩn ruột ở trẻ.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi, biểu hiện bé vặn người, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Ngoài ra bé vẫn biểu hiện bình thường, không khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt.
Triệu chứng này rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sinh non do hệ thần kinh phát triển chưa hoàn thiện. Đôi khi chúng ta có thể gặp ở 1 số trẻ bị thiếu canxi, thiếu vitamin D… Bạn cần cho trẻ bú mẹ đầy đủ, mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ cần được tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng trên.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trong thư bạn không cho biết bạn sinh mổ hay sinh thường, hộ khẩu tại tỉnh hay thành phố. Theo qui định của trung tâm y tế dự phòng tất cả trẻ sinh mổ tại BV Từ Dũ có hộ khẩu tại thành phố khi sanh tại BV Từ Dũ sẽ được cấp sổ theo dõi sức khỏe. Trẻ có hộ khẩu tỉnh, và sanh thường sẽ về địa phương nhận sổ sức khỏe. Bạn có thể liên hệ tại cơ sở y tế địa phương để được nhận sổ và tái khám chích ngừa cho bé hàng tháng tại đó.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Kết quả TPTTB máu cho thấy con bạn có tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Bạn nên đưa con đi khám tại các bệnh viện nhi khoa hoặc bệnh viện Truyền máu - Huyết học để được khám và tìm nguyên nhân nhé.
Thân mến,
Bs. Huỳnh Thị Thanh Thảo
Khoa sanh - BV Từ Dũ