Bảo quản sữa mẹ
Hỏi - 08/05/2015
Sữa mẹ có thể bảo quản trong ngăn mát khoảng 3 ngày, khoảng 1 tháng nếu để trong ngăn đá.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Chị không nói rõ tổng sữa một ngày của bé là bao nhiêu. Do câu hỏi không nói rõ về cân nặng, chiều cao của bé nên không rõ tình trạng dinh dưỡng bé thế nào. Việc trước tiên có thể làm là không cho bé ngậm ti giả nữa. Chị nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để bác sĩ tìm nguyên nhân lười bú của bé và tư vấn dinh dưỡng.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Sốt là một trong các phản ứng thường gặp sau tiêm ngừa. Sốt không phải là dị ứng thuốc. Chị chỉ cần cho bé uống thuốc hạ sốt và theo dõi. Nếu bé có các biểu hiện như lừ đừ, tái, da nổi bông, ít chơi, ngủ nhiều thì nên đưa bé đến cơ sở y tế ngay.
Hiện tại bé đã hoàn thành 3 mũi tiêm ngừa 6 bệnh ở trẻ em. Đến 16 tháng, bé sẽ được tiêm nhắc một mũi tương tự nữa. Tại phòng khám trẻ Bệnh viện Từ Dũ không có thuốc ngừa viêm màng não do Haemophilus influenza type B mũi đơn mà đã được bao gồm trong mũi tiêm 6 trong 1 hoặc 5 trong 1, nên có lẽ chị đã nghe nhầm.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Sau tiêm ngừa lao, tại chỗ tiêm sau đó sẽ xuất hiện mủ một thời gian rồi tự vỡ, khô lại và sau đó có thể tiếp tục mưng mủ lần nữa. Nếu chỗ tiêm chỉ mưng mủ mà không có dấu hiệu sưng tấy nhiều và lan rộng ra thêm thì không cần điều trị, vì đó chỉ là diễn tiến tự nhiên của vết tiêm ngừa lao thôi.
Để kết luận bé có sốt không, chị nên đo nhiệt độ cho bé. Nếu trên 37.50C là bé có sốt. Chị cần đưa bé đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân nhé.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé 16 tháng có thể nói được các từ đơn, có thể chưa chuẩn lắm, ngoại trừ các từ “mama”, “papa” mà bé nào cũng đã nói được trước đó. Bạn hãy thử dành nhiều thời gian trò chuyện với bé, khuyến khích bé nói khi bé cần gì đó, không được tiếp xúc với tivi, máy tính bảng. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện thì nên đưa bé đi khám tâm lý.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Một số loại sữa bò khiến phân bé khô, khó đi tiêu nên bé phải rặn nhiều để tống phân. Chị nên học cách mát xa bụng để giúp bé dễ đi tiêu hơn nhé.
Thân mến.
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Một số bé có thể mưng mủ sau tiêm ngừa lao chậm hơn. Nếu đến 6 tháng vẫn không có dấu hiệu gì, chị hãy đưa bé trở lại bệnh viện để tiêm ngừa lại. Nếu mẹ không có hộ khẩu thành phố thì bé sẽ không có sổ khám sức khỏe của Sở y tế TPHCM.Khi nào bé đến tháng thứ 2, chị bế bé đi tiêm ngừa thì sẽ mua sổ sức khỏe, trong đó có lịch tiêm chủng. Chị có thể chọn bất kỳ cơ sở tiêm ngừa nào để tiêm ngừa cho bé, vì thuốc ngừa trong chương trình tiêm chủng mở rộng là như nhau trên toàn quốc.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng theo tuổi của con chị như vậy là bình thường.
Vàng da không được điều trị bằng phơi nắng. Phơi nắng mục đích giúp chống còi xương ở trẻ. Sáng sớm khi vừa bắt đầu có nắng, chị có thể cho bé phơi bất kỳ phần nào của cơ thể như tay, chân hoặc lưng đều được, trong khoảng thời gian khoảng 15 phút – 30 phút.
Sữa và canxi có thể uống gần nhau. Uống canxi có thể gây táo bón. Chị không nên lạm dụng thuốc bơm hậu môn vì sẽ tạo thói quen nếu không bơm thì không đi tiêu.
Sữa mẹ tốt hơn rất nhiều so với sữa bò, đó là lý do vì sao trẻ dưới 6 tháng nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ cũng giúp trẻ đi tiêu dễ hơn.
Bé bị rôm sảy do da nhiều mồ hôi, không khô thoáng. Chị nên mặc quần áo thoáng mát, không quấn khăn thêm cho bé, lau sạch mồ hôi cho bé. Chị nên gặp bác sĩ để kê toa điều trị hăm da cho bé để tránh nhiễm trùng.
Bé độ tuổi này có hẹp da qui đầu sinh lý, không cần điều trị. Chị nên năng vệ sinh các chất bẩn để tránh nhiễm trùng cho bé. Chị có thể đưa trẻ đi xét nghiệm nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng tiểu nhé.
Thân mến.
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Chị đã bổ sung đầy đủ vitamin D cho con đúng liều lượng. Tuy nhiên chị nên lưu ý không pha vitamin D với sữa rồi cho con uống, vì như vậy lượng vitamin D vào bé có thể không đủ hoặc chẳng còn vì đã bám ở bình và còn trong lượng sữa thừa. Chị vẫn nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định xem bé có thật sự thiếu vitamin D và canxi không nhé.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Thông tin chị đưa ra quá ít nên không thể tư vấn chính xác được. Chị hãy đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh cho bé nhé.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Kết quả xét nghiệm cho thấy con anh có dấu hiệu nhiễm trùng (viêm họng). Lần sau, anh nên hỏi thẳng bác sĩ khám bệnh để được tư vấn kịp thời.
Thân mến.
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Dịch chị mô tả là dịch vị, nguồn gốc từ dạ dày. Bé có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Sau khi bú, bạn nên vác đứng bé ít nhất 30 phút và kê đầu giường hoặc kê khăn để bé nằm ở tư thế vai và đầu cao 30 độ. Nếu không hiệu quả, chị đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị nhé.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Nguyên nhân tiểu ít thường là do bé thiếu nước. Hơn nữa đang mùa nóng, bé ra mồ hôi nhiều cũng sẽ ít tiểu. Tuy nhiên do bé khóc nhiều khi tiểu, có khả năng do nhiễm trùng đường tiểu, chị nên đưa bé đến bệnh viện làm xét nghiệm nước tiểu nhé.
Tất cả các biện pháp chị làm cho bé đều không có chứng cứ khoa học, chị không nên làm nữa.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Lứa tuổi con anh nên bổ sung thêm vitamin D hàng ngày trừ khi bé uống được 1 lít sữa mỗi ngày. Ngoài ra, đang mùa nóng nên anh cũng cần để ý đến nhiệt độ phòng ngủ của bé. Có thể quá nóng nên bé mới nổi nhiều rôm sảy và đổ mồ hôi, làm bé khó ngủ, phải lau mát người mới ngủ lại được. Muốn biết chính xác bé có thiếu vitamin hay canxi phải xét nghiệm máu.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Lịch hẹn là thời hạn tối thiểu bé mới được phép tiêm nhắc lại mũi 2, cho nên có thể trễ hơn vẫn được.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé trong độ tuổi này thường có cử động vặn vẹo và phản xạ giật mình. Khi lớn hơn sẽ tự hết. Tuy nhiên, bé của bạn lên cân ít quá, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của chị có thể đã bị viêm ruột. Dù chị đang ở đâu thì nơi đó cũng có hệ thống y tế phục vụ. Chị nên đưa bé đi khám nhé.
Thân mến.
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Chiều cao và cân nặng so với tuổi hiện tại của cháu ở mức cao hơn nhiều so với các bé cùng lứa tuổi. Nhưng nếu tính cân nặng so với chiều cao thì vẫn chưa vượt quá giới hạn bình thường, nghĩa là chưa thể kết luận béo phì. Chị nên chuyển dần từ bột sang cháo xay rồi đến cháo, cháo đặc, cơm nát… để cháu làm quen dần.
Thói quen vệ sinh răng miệng phải được tập từ nhỏ. Bây giờ chị mới bắt đầu làm thì dĩ nhiên bé sẽ kháng cự. Khi chăm sóc răng miệng, đầu tiên chị chỉ nên dùng nước ấm, sạch. Dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay, thấm nước lau sạch vùng lưỡi, hai bên má, sau đó lau bề mặt răng và mát xa nướu nhẹ nhàng. Tay còn lại giữ cố định đầu cháu. Có thể làm cháu phân tâm, giảm khó chịu băng món đồ chơi yêu thích. Khi răng mọc nhiều hơn, và cháu đã quen với vệ sinh răng miệng thì chị có thể dùng kem đánh răng không chứa flour dành riêng cho trẻ em. Chải răng với kem và nhanh chóng lau lại bằng nước sạch là được.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu chị tính từ lúc sanh đến nay là đúng 2 tháng, thì thật ra đến thời điểm nay con chị chỉ mới đạt đến 40 tuần tuổi theo ngày kinh chót, nghĩa là tương đương với một bé mới sanh đủ tháng, nên cân nặng như vậy là hợp lý. Chị nên cho con bú mẹ trực tiếp, không nên vắt sữa ra cho bú bình vì bé sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn, đặc biệt đối với trẻ non tháng như bé.
Có thể bé bị táo bón quá lâu làm ruột căng đầy phân và hơi, làm bé đau và khó chịu. Bé có phản xạ rặn để tống phân nhưng do phân quá cứng, bé không thể đi tiêu được. Các loại thuốc bơm hậu môn chỉ làm ướt và mềm đoạn phân nhỏ vùng trực tràng thôi, không giúp mềm phân toàn bộ đại tràng được. Nếu chị mát xa không hiệu quả và không giúp bé đi tiêu được, ứ phân lâu ngày sẽ rất nguy hiểm. Do đó chị nên đưa bé đi khám để bác sĩ đánh giá và tìm nguyên nhân gây táo bón cho bé, như bệnh phình đại tràng bẩm sinh chẳng hạn.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo lịch tiêm chủng mô tả thì chị đã không tuân theo lịch tiêm chủng viêm gan B dành cho bé có mẹ viêm gan B. Bây giờ, ngoài đi xét nghiệm định lượng kháng thể viêm gan B, chị cũng nên cho bé đi tầm soát bệnh viêm gan B luôn nhé.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Chị nên đưa bé đến bệnh viện Nhi tại địa phương để khám và siêu âm lại cho bé. Tùy vào triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu âm, nếu cần chuyển lên tuyến trên, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ