Những nghiên cứu, khám phá thế giới Folate

         TS. BS. Hùynh Thị Thu Thủy
    Phó Giám Đốc - BV Từ Dũ

    Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

    1. Folate  là gì? Folate và Acid folid có khác nhau?

    Folate và acid folid đều  là loại Acid amin, là một chất đồng diếu tố rất quan trọng trong cơ thể.

    Nói Folate nghĩa là muốn đề cập đến Folate ở dạng tự nhiên, có trong thiên nhiên như trong rau quả, thực  vật…còn Acid folid thì ở dạng tổng hợp, tức phải nhờ các phương tiện kỹ thuật để bào chế, tổng hợp nên Folate dễ bị phân hủy khi chế biến, nấu nướng. 

    2. Folate có vai trò gì trong sức khỏe con người? 

    - Là một lọai Acid amin cần thiết để hình thành, tạo nên một tế bào mới cho một cơ thể con người và động vật khác.

    - Là chất bắt buộc phải có để làm cho một tế bào có thể phát triển được, nhất là tế bào máu cho nên có thể nói là một chất tạo máu.

    - Ngoài ra, Folate còn giúp cho sự phân chia tế bào, tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp các Nucleotid của AND trong cơ thể. 


    3. Đã có những nghiên cứu khoa học nào trên thế giới về ảnh hưởng của việc thiếu hụt Folate trên sức khỏe con người?
     

    - Khoa học từ lâu đã xác nhận: thiếu Acid folid con người sẽ bị những rối loạn sau: thiếu máu, giảm sức đề kháng, trầm cảm do rối loạn tâm thần. Thai phụ thiếu Acid folid có thể bị bệnh thai trứng, thai suy dinh dưỡng. 
    - Các nghiên cứu trong những thập niên gần đây tập trung vào việc ảnh hưởng của việc thiếu Folate lên sức khỏe sinh sản:
    + Thiếu Folate sẽ làm cho phụ nữ khó thụ thai, bị thiếu máu do thiếu hồng cầu có chất lượng, bệnh Sikle cell (WHO) 2000.
     + Thiếu hụt Acid folic sẽ làm cho nồng độ homocystein trong máu cao liên quan đến các biến chứng như nhau bong non, thai chết lưu, tiền sản giật và sản giật (Rolschau et cs 1999)
    + Một nghiên cứu của Scholl và cộng sự ở Mỹ năm 1996: các em bé con của các bà mẹ thiếu Acid folic dễ bị sanh non và khi sanh ra sẽ bị nhẹ cân. 
    - Từ năm 1988, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã nghiên cứu vai trò của Folate trong việc phòng tránh khiếm khuyết ống thần kinh…Các thử nghiệm cho thấy:
    + Phụ nữ có bổ sung vitamin có chứa Acid folic trước và trong 6 tuần đầu của thai kỳ làm giảm đáng kể nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh: 
    • Theo Werler và Michell 1993: tỷ lệ giảm  60% 
    • Theo Milunsky và cộng sự 1989, Stanley 1989: 75% 
    • Một nghiên cứu ở Trung Quốc năm 1999 trên một số lượng lớn: trên 12000 phụ nữ mang thai. Kết quả cho thấy: tỷ lệ khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ sơ sinh trong nhóm không uống là 5.8 phần ngàn và  nhóm có uống thuốc là 1.6 phần ngàn.

    +  Việc bổ sung Folate làm giảm nguy cơ tái diễn khiếm khuyết ống thần kinh: 

    • Nguy cơ tái diễn khiếm khuyết ống thần kinh ở lần mang thai thứ hai của các bà mẹ tiền căn sanh con khuyết ống thần kinh tăng 10 lần. 
    • Tỷ lệ giảm 80% ở những bà mẹ này khi có bổ sung Acid folic: Smithells và cộng sự. 
    • Nghiên cứu mù đôi ở Anh bổ sung 4mg Acid folic mỗi ngày làm giảm hơn 70% tỷ lệ tái diễn khiếm khuyết ống thần kinh cho trẻ sơ sinh.
    • Ceizel 1993 (Ý): cho các thai phụ uống 800 microgram Acid folic mỗi ngày làm giảm tần số xuất hiện các khiếm khuyết ống thần kinh cũng như các khiếm khuyết sơ sinh khác so với nhóm Placebo. 

    4. Đã có những ứng dụng gì trên thế giới để khắc phục các hậu quả thiếu Folate lên sức khỏe sinh sản:

    - Theo WHO có hướng dẫn về sự tập trung vào sự cần thiết phải có “an ninh lương thực” trong đó quy tắc khung liên quan đến sức khỏe phụ nữ là đáp ứng nhu cầu Folate, đặc biệt đối với phụ nữ tuổi trưởng thành và phụ nữ mang thai.

    - Ở Mỹ: phụ nữ chuẩn bị mang thai: sử dụng 400 microgram Acid folic và 400mg Folate mỗi ngày để dự phòng dị tật khiếm khuyết ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Và 4000 microgram mỗi ngày cho các phụ nữ có tiền căn sanh con bị khiếm khuyết ống thần kinh để dự phòng tái phát. Ngoài ra, người ta bổ sung Acid folic vào sữa, các thực phẩm có nguồn gốc từ ngữ cốc sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

    - Nhiều cơ quan y tế thế giới khuyến nghị phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (đặc biệt phụ nữ có thai) nên sử dụng từ 800 – 4000 microgram Acid folic mỗi ngày.

    - Những thử nghiệm gần đây ở Đan Mạch cho thấy việc bổ sung 1000 microgram Acid folic mỗi ngày trước và trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ có tác dụng làm trẻ sinh ra nặng cân hơn, làm giảm tỷ lệ sinh non và tỷ  lệ trẻ nhẹ cân (Rolschau et cs 1999)

    TS. BS. Hùynh Thị Thu Thủy

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ