banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

09/09/2010

Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả ICSI

CNSH Nguyễn Thị Xuân Trâm
CNSH Nguyễn Thị Hà

Yếu tố tinh trùng: 

Nagy và các cộng sự đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tinh trùng lên kết quả ICSI trong 966 chu kỳ điều trị. Mặc dù không có hình dạng bình thường trong mẫu tinh dịch, không có tinh trùng “ảo”, hay không có tinh trùng di động khi xuất tinh, nhưng vẫn có thể mang thai. Nagy và các cộng sự nhận thấy rằng tiêu chuẩn tuyệt đối cho ICSI thành công là cần có sự hiện diện ít nhất một tinh trùng di động, thu được từ cặn lắng sau lọc rửa, để tiêm vào trứng. 


Yếu tố do vợ:

Oehninger và cộng sự đã nghiên cứu 92 cặp vợ chồng, 1163 trứng được tiêm với tỷ lệ thụ tinh là 61%. Tỷ lệ thụ tinh không bị ảnh hưởng bởi tuổi người phụ nữ, nhưng tỷ lệ mang thai thấp hơn đáng kể khi tuổi người phụ nữ tăng. Tỷ lệ có thai là 49%, 23%, 6% cho những cặp mà tuổi người phụ nữ là < 34, 35-39, < 40. Kết quả thu được tương tự bởi  Sherins và cộng sự, tỷ lệ có thai là 30% đối với cặp trẻ nhất và 13% đối với những cặp mà người phụ nữ lớn tuổi nhất. Tỷ lệ hiện tượng lệch bội lẻ tăng rõ đối với những phôi thu được từ trứng của người phụ nữ trên 40 tuổi so với phụ nữ dưới 35 tuổi. Do vậy, dường như cơ hội thụ tinh không liên quan đến yếu tố do vợ, nhưng cơ hội mang thai sau ICSI chủ yếu có liên quan đến trứng.

Hoạt hóa trứng:

Bình thường, trứng được hoạt hóa khi được tinh trùng gắn vào, hòa tan   và xâm nhập. Tuy nhiên sự hoạt hóa trứng trong quá trình ICSI có thể không cần thiết. Tầm quan trọng của việc hoạt hóa trứng được chứng minh bởi Tesarik and Sousa là làm tăng tỷ lệ thụ tinh và mang thai trong quá trình ICSI bằng việc hút và tiêm nhanh vào tế bào chất của trứng.  


Tiêm vào tế bào chất/ tổn thương trứng:

Trong quá trình ICSI, có thể xảy ra tổn thương trứng. Kết quả của một số trung tâm thực hiện ICSI cho thấy tỷ lệ trứng bị tổn thương sau tiêm từ 7-14%. Mặc dù những nguyên nhân chính xác về việc tổn thương trứng chưa   được biết rõ, nhưng có thể đó là kết quả của sự kết hợp giữa những rối loạn siêu cấu trúc và màng plasma, phá hủy thoi vô sắc, và/hoặc phóng thích tế bào chất của trứng ra ngoài khi tiêm. 

Ngoài ra, một số nhân tố khác như thay đổi nhiệt độ gây nên biến đổi không thể phục hồi đối với thoi vô sắc của trứng người. Thực hiện kỹ thuật thành thạo góp phần làm giảm tỷ lệ tổn thương trứng. Palemo và cộng sự đã mô tả những đặc điểm của trứng có thể dẫn đến tổn thương trứng. Họ đã mô tả bằng cách nào màng trứng đã đáp ứng lại với việc hình thành chỗ thủng khi tiêm ICSI. Khi đó, màng trứng, chỗ tiếp xúc với kim tiêm, không còn bình   thường. Thay vào đó, màng trứng sẽ không còn dính với nhau nữa, tế bào chất thoát ra ngoài và kết quả tỷ lệ tổn thương là 14%. Những trứng được chứng minh là bị thủng nhiều hơn khi  thu nhận từ người phụ nữ được điều trị với liều lượng gonadotropin cao hơn (do nồng độ estradiol thấp), dẫn tới thu được đồng thời trứng non và trứng trưởng thành. Những đặc điểm kích thích buồng trứng có thể gây ảnh hưởng lên khả năng thành công sau ICSI.

  Theo IVF Tu Du