tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào bạn,

Bạn nên cho bé ăn thêm trái cây xay hoặc nghiền nhuyễn mỗi ngày (chuối, đu đủ, bơ, nho, táo, lê, xoài....), uống nước cam mỗi ngày ít nhất 60 mL, tăng thêm rau củ trong chén cháo của bé để làm mềm phân. Nếu bé chưa thể ăn nhiều các thứ trên thì bạn có thể mua chất xơ hòa tan ở nhà thuốc tây để cho bé uống thêm.

Thân mến.

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị,

Em bé bú sữa mẹ thường có hiện tượng sôi bụng. Em bé của chị có hiện tượng khóc đêm và són phân nhiều lần nên có thể bị thiếu canxi.

Khi đang ngủ mà bé giật mình khóc thì chị có thể không bế lên ngay mà chỉ cần đặt tay lên ngực bé, dỗ dành bé, vỗ nhẹ người bé để bé tự ngủ lại. Nếu bế lên nhiều quá bé sẽ quen, không tự ngủ lại được. Khi dỗ bé ngủ cũng vậy, chị có thể cho bé khóc một chút như hướng dẫn chị đã đọc. Cái khó là cha mẹ và ông bà thường không đủ kiên nhẫn để tập bé như vậy, khi thấy bé khóc là vội vàng bế lên. Vì vậy, chị cần có sự đồng thuận với ba mẹ chồng trong cách chăm sóc bé thì mới thành công được. Kheo khéo chị nhé, không thì ông bà lại giận!
 

Thân mến 

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
  Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Phương,

Em bé sẽ chích 3 mũi vắc-xin 6 trong 1 vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi để phòng ngừa các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan siêu vi B và HIB. Sau đó, khi bé được 18-24 tháng tuổi sẽ chích nhắc 1 mũi 5 trong 1 (ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, HIB, không   cần nhắc VGSV B).

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ
   
Chào anh Toàn,

Có thể em bé có bướu huyết xương sọ. Bướu này sẽ tự tiêu, không ảnh hưởng đến não nhưng có thể làm em bé bị vàng da kéo dài hơn bình thường. Nếu bé vẫn bú và phát triển bình thường thì không cần phải xử trí gì, đến 1 tháng tuổi sẽ tái khám. Nếu có khả năng, anh nên đưa bé đến khám tại phòng khám của bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

15tháng 02
Chào chị Nga,
 
Em bé của chị chưa có răng hàm để nghiền thức ăn nên chưa thể ăn cơm mà nên ăn cháo. Tuy nhiên, chị có thể cho bé ăn chơi vài hột cơm, vài hột nui, vài sợi mì để bé tập nhai. Trong thực đơn của bé còn thiếu trái cây (chuối, đu đủ, xoài) và thiếu sữa (phải khoảng 600 mL sữa mỗi ngày). Có thể lượng nước bé uống và lượng sữa ít nên chưa đủ nhu cầu nước của cơ thể, dẫn đến nước tiểu ít và vàng, táo bón. Chị nên tăng thêm nước trái cây, sữa, trái cây, rau để bé hết bón. Nếu bé uống sữa ít thì chị nên bổ sung cho bé thêm 400 UI vitamin D mỗi ngày.
 
Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

15tháng 02
Chào chị Thu,
 
Chị có thể tập cho bé tự ngủ trên giường bằng cách cho bé một gối ôm như một tín hiệu để bé biết đã đến lúc ngủ và như một "người bạn" để bé dễ ngủ hơn. Chị cứ tiếp tục bồng bé, đung đưa và hát ru để dỗ ngủ nhưng thời gian bồng bé đung đưa rút ngắn từ từ. Lúc đầu, bé có thể khóc nhưng chị cần kiên nhẫn, vài lần bé sẽ hiểu là mẹ không bồng nhưng mẹ vẫn ở cạnh bé và bé sẽ biết cách tự ngủ.
 
Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Nga,
 
Màng trinh của bé từ sơ sinh đến khoảng 4 tuổi còn rất dày và dạng xếp nếp nên khó thủng. Hơn nữa, bé không bị chảy máu nên chắc là không sao.
Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị,
 
Chị có thể nấu cháo xay với đủ 4 nhóm thực phẩm (gạo/bột, thịt/cá/lòng đỏ trứng, rau/củ, dầu/mỡ) để cho bé ăn mỗi ngày 2 cữ. Chị có thể cho bé ăn thêm trái cây (chuối, đu đủ), uống nước trái cây (30 -60 mL mỗi ngày). Cân nặng của bé tuy hơi thấp hơn chỉ số trung bình nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường, không phải suy dinh dưỡng. Tình trạng chậm đi cầu của bé không phải táo bón và không ảnh hưởng đến chuyện tăng cân của bé nhưng có thể do lượng sữa và thức ăn của bé chưa đủ nhu cầu nên bé không tăng cân nhiều và làm bé đi cầu ít đi ("nhập" ít thì "xuất" ít mà!).
 
Thuốc chích ngừa là vi khuẩn đã bị làm mất đi khả năng gây bệnh. Chích ngừa giống như đưa vào cơ thể những tên "giặc" đã bị trói hết tay chân, cơ thể sẽ nhận diện và nghiên cứu "quân giặc", nhờ đó biết cách tạo ra "vũ khí" thích hợp để dự trữ sẵn trong cơ thể. Đến khi vi khuẩn thật sự xâm nhập vào cơ thể bé, cơ thể sẽ nhận biết được ngay đây là quân giặc và các "vũ khí" này sẽ được huy động ngay để sử dụng, giết chết vi khuẩn và giúp bé không nhiễm bệnh. Vì vậy, chúng ta cần cho bé chích ngừa các vắc-xin cần thiết để bé được bảo vệ nhiều hơn.
 
Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị,
 
Em bé bú sữa mẹ có thể đi cầu giống như con chị. Nếu bé vẫn lên cân tốt, bú bình thường, phân không đàm máu, không sốt thì không sao. Chị nên cho bé phơi nắng mỗi ngày, chị nên uống thêm sữa, ăn thêm nhiều thực phẩm giàu canxi (đậu hủ, tép, cá cơm, cá mòi, trứng, bông cải xanh....) để tăng lượng canxi và vitamin D trong sữa mẹ vì thiếu canxi và vitamin D cũng có thể làm bé đi tiêu lắt nhắt.

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Lam,
 
Chị có thể đựng sữa mẹ trong một bình nhựa hoặc thủy tinh và để vào tủ lạnh. Chị nên chứa vừa đủ lượng sữa dùng trong một cữ bú trong một bình để tránh dư thừa phải bỏ đi. Nếu để ngoài tủ lạnh, chị nên để nơi thoáng mát, không có ánh nắng chiếu vào và để được tối đa 8 giờ, nhưng thường trong điều kiện ở Việt Nam chỉ nên để 4 giờ. Nếu để ở sát vách sau ngăn mát của tủ lạnh thì chị có thể để 3 đến 8 ngày, nếu để ở sát vách sau ngăn đông tủ lạnh thì có thể để đến 3 tháng. Lưu ý là không nên để thức ăn hay thực phẩm khác chung với ngăn để sữa để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
 
Thân mến

 

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị,
 
Trên da của người luôn có vi khuẩn và khi da bị trầy xước thì những vi khuẩn này có thể xâm nhập và tạo nên mụn nhọt. Những bé hay ra nhiều mồ hôi có thể bị ngứa ngáy nên gãi làm trầy xước da dẫn đến mụn nhọt. Một vài nguyên nhân khác làm bé hay bị mụn nhọt là thiếu máu thiếu sắt, hệ miễn dịch kém, bệnh đái tháo đường type I.....Chị nên giữ cho môi trường nơi bé sinh hoạt luôn thoáng mát, mặc cho bé quần áo thích hợp với nhiệt độ môi trường, rộng rãi. Chị có thể lau người cho bé khi thấy bé đổ mồ hôi nhiều (có thể dùng trà khổ qua hay trà xanh để lau người), cắt móng tay sát, cho bé uống thêm nước trái cây mỗi ngày. Nếu chị còn cho bú sữa mẹ thì nên cố gắng tăng lượng sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho bé.
 
Thân mến

 

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị
 
Virus viêm gan B chỉ có thể sống bên ngoài cơ thể 7 ngày. Vậy chị có thể rửa sạch máy hút sữa của chị bạn bằng các dung dịch dùng rửa bình sữa và sử dụng cho con chị.

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ