tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào anh Nam,
 
Em bé của anh có thể bị chàm (lác sữa). Đây là một dạng dị ứng, do cơ thể bé bẩm sinh nhạy cảm với một chất gì đó hay với thời tiết (lạnh hay khô)....Khi bị dạng này, bé cần được bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc hạn chế tối đa sữa bột vì có thể các protein trong sữa bò (nguyên liệu làm ra sữa bột) có thể làm nặng thêm tình trạng dị ứng. Chị nên đưa bé đến bệnh viện da liễu hay các phòng khám trẻ sơ sinh để bé được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
 
Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

06tháng 02
Chào chị Mai,
 
Virus viêm gan siêu vi B lây cho em bé chủ yếu trong giai đoạn sinh, nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B. Lượng virus trong sữa mẹ không nhiều lắm và bé đã được tiêm ngừa nên khả năng con chị bị lây nhiễm khi bú sữa của người cô không cao lắm. Tuy nhiên, nếu chị muốn cẩn trọng thì xét nghiệm lại cho bé khi bé được 9-12 tháng tuổi.

Thân mến
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

 

Chào chị,
 
Bé của chị chắc đã ngán bột rồi, chị nên chuyển sang cho bé ăn cháo xay. Bé không thích bế bồng nhiều là do tính cách của bé thôi. Chị có thể cho bé ăn phô-mai, sữa chua, trái cây, uống nước trái cây. Khi cho ăn cháo, chị nhớ cho bé ăn rau, củ (1 chén cháo phải có ít nhất 30g rau hoặc củ) để tăng cường chất xơ.

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào anh Nam,

Hiện tượng vặn mình rất thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nếu bé vẫn bú, ngủ, lên cân bình thường thì không cần phải uống thêm canxi. Nhất là khi bé bú trên 500 mL sữa mỗi ngày thì không cần uống thêm canxi, chỉ cần uống thêm vitamin D để có thể hấp thu được lượng canxi trong sữa. Nếu bé bú trên 1000 mL sữa mỗi ngày thì cũng không cần uống vitamin D. Bé uống nhiều canxi sẽ bị bón và có thể nguyên nhân này làm bé gồng mình.

Bé của anh có thể bị nghẹt lệ đạo. Anh có thể day "lỗ ghèn" của bé (ở đuôi mắt trong) theo chiều kim đồng hồ, 10 cái mỗi lần, mỗi ngày 6 lần, sau đó nhỏ 2 giọt Natri Clorid 0,9%. Anh thử làm biện pháp này trong vòng 2 tuần, nếu không giảm thì phải đưa bé đến bệnh viện Mắt để thông lệ đạo. Anh nhớ rửa tay sạch trước khi làm và phải cắt móng tay ngắn khi làm biện pháp này.

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
  Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

03tháng 01
Chào bạn Anh Khoa,
 
Hai lần chích ngừa nên cách nhau ít nhất 28 ngày. Hiện tại, ở phòng khám của bệnh viện Từ Dũ vẫn có thuốc chích ngừa 6 trong 1.
 
Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

03tháng 01
Chào chị Thanh Thúy,
 
Nếu bé bú mẹ là chủ yếu, chỉ uống dặm thêm sữa bình mà tự đi cầu được, phân mềm thì không cần đổi sữa. Nếu bé uống sữa bột hoàn toàn mà 4 ngày mới đi cầu một lần, lên cân chậm, hay ọc sữa...thì nên đổi sữa.
 
Chữ viết tắt VHHT là viêm hô hấp trên. Nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mũi bé. Nếu chị khó nhỏ thuốc cho bé thì có thể dùng các loại dung dịch làm sạch mũi dạng xịt.
 
Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Quỳnh Nga,
 
Em bé uống sữa Similac thường đi phân màu xanh như vậy vì không hấp thu được hết chất sắt trong sữa. Nếu bé không đi cầu khó khăn và vẫn lên ký bình thường, không ọc sữa, không khóc đêm thì không cần phải đổi sữa.
 
Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Dung,
 
Em bé của chị bị dị tật bẩm sinh lỗ tiểu đóng thấp. Dị tật này không liên quan đến nhiễm Rubella. Khoảng 7% các trường hợp bệnh này có yếu tố gia đình (nghĩa là trong gia đình cũng có người bị dị tật này), bệnh này có thể liên quan đến tình trạng lớn tuổi của mẹ khi mang thai, thai suy dinh dưỡng, non tháng.....Khả năng phục hồi về sinh lý phụ thuộc vào từng dạng dị tật. Chị nên đưa bé đến bệnh viện Nhi đồng để được khám chuyên khoa Ngoại nhi và chuyên khoa Thận (vì dị tật này có thể kèm theo dị tật thận bẩm sinh). Các bác sĩ Ngoại nhi sẽ tư vấn thêm cho chị về thời gian phẫu thuật và tiên lượng sau mổ.
 
Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Lê,
 
Cân nặng của bé bình thường. Chị nên chờ đến khi bé tròn 6 tháng tuổi mới cho bé ăn dặm. Nếu chị muốn bé tăng cân nhiều hơn thì nên tăng chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của chị (sữa, phô-mai, trứng, thịt bò, cá hồi, hải sản...) và vắt bỏ bớt sữa trong đầu dòng trước khi cho bú cũng như vắt hết sữa còn dư sau mỗi cữ bú để cữ sau tiết nhiều sữa hơn.

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tồ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị,

Phân của con chị bình thường vì bé bú sữa mẹ. Quan trọng là em bé lên cân tốt (khoảng 1 Kg mỗi tháng trong 3 tháng đầu). Chị nên chú ý chế độ ăn của chị vì khi nuôi em bé bằng sữa mẹ, người mẹ cần rất nhiều chất bổ và năng lượng (nhiều hơn cả khi mang thai). Như vậy, sữa mẹ mới đảm bảo được chất lượng.

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Thủy,

Em bé bú sữa mẹ sẽ có phân giống như chị mô tả, không phải dấu hiệu của kém hấp thu. Cơ của bé nhão có thể do thiếu chất sắt hay thiếu vitamin D. Chị nên cho bé phơi nắng, uống 400 UI vitamin D mỗi ngày. Trong chế độ ăn của chị, chị nên tăng các thực phẩm giàu chất sắt (bổ máu), canxi, vitamin D như thịt bò, trứng, gan, sữa, tôm, cua, rau hoặc củ màu vàng đậm và xanh đậm....Chị nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được tròn 6 tháng tuổi. Chị có thể cho bé ăn xen kẽ giữa bột ngũ cốc và bột vị mặn (bột thịt, bột cá..). Chị có thể dùng nước nóng, sữa hay nước hầm xương để khuấy bột nhưng nên thay đổi xen kẽ vì nếu dùng đơn thuần một loại sẽ làm bé ngán, không muốn ăn. Lượng bột sẽ tăng dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Sau mỗi cữ bột chị có thể cho bé uống thêm sữa vì bé có thể không ăn được nhiều bột. Sau khi bé đã ăn thức ăn đặc quen (độ 1 - 2 tuần), chị có thể cho bé ăn cháo xay nhuyễn. Khi đó, chị cho ăn cả xác thịt/cá, rau/củ chứ không phải chỉ ăn nước vì sẽ không đủ chất dinh dưỡng.

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Nguyên,

Ban ngày có thể ồn và nóng nên bé khó ngủ. Chị nên tập đặt bé xuống giường khi mới thiu thiu ngủ để bé tập tự ngủ một mình, từ từ bé sẽ quen. Không nên tập bé ngủ trên tay vì bé sẽ quen với việc phải được bế mới ngủ. Khi đặt bé xuống giường, chị có thể để ôm nhẹ bé để bé ngủ một chút rồi mới thả ra. Cách thứ hai là chị quấn bé trong một khăn vải mùng để bé đỡ chới với khi giật mình. Cách thứ ba là chị dùng khăn lông lớn cuộn tròn lại, cột 2 đầu với nhau thành một cái "kén" và đặt bé vào "kén" để ngủ. Tôi gửi kèm hình của một cái ghế dạng "kén" để bé nằm ngủ.

 Tuy nhiên, khi quấn bé hay đặt vào kén thì chị nên giữ nhiệt độ phòng khoảng 27 độ thì bé mới không bị nổi rôm sảy.

Chị có thể cho bé uống Appeton Infant drops mỗi ngày để bổ sung vitamin D và các vitamin cần thiết khác cho bé.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tồ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ