Việc tiêm ngừa vắc xin khi mang thai là rất quan trọng để đảm bảo khả năng miễn dịch chủ động của người mẹ chống lại các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, cũng như khả năng miễn dịch thụ động của trẻ sơ sinh đối với các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Theo quy định, vắc xin sống bị chống chỉ định trong thời kỳ mang thai vì chúng có thể gây nhiễm vi rút huyết/ nhiễm khuẩn huyết cho thai nhi;  vắc xin bất hoạt an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi.

Mang thai [A1] là một trạng thái sinh lý đặc biệt, trong đó việc điều trị bằng thuốc cho sản phụ là mối quan tâm hàng đầu trong thời kỳ mang thai. Vì sinh lý thai kỳ ảnh hưởng đến dược động học của thuốc và một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ là sự tham gia của hai cá thể, mẹ và bé. Thai nhi chưa sinh ra được “đồng điều trị” ở giai đoạn dễ bị tổn thương nhất trong cuộc đời. Không giống như ở trẻ em hoặc người lớn, các tác dụng phụ ảnh hưởng đến phôi thai/ thai nhi không được phát hiện sớm để ngăn ngừa những tổn thương có thể kéo dài suốt đời. Do đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra những kiểm soát nghiêm ngặt về nhãn thuốc, sử dụng thuốc trong thai kỳ, cũng như yêu cầu những bằng chứng về độ an toàn, hiệu quả của bất kì thuốc nào trước khi chấp thuận [1,2].

Đau bụng kinh là một tình trạng đặc trưng khi đến kì kinh nguyệt và thường đi kèm với những ảnh hưởng tiêu cực về cảm xúc, sinh lý và sức khỏe. Các triệu chứng đi kèm có thể gồm chuột rút, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn và đau lưng dưới, mỗi triệu chứng có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Đau bụng kinh cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Hệ tiêu hóa con người con người có khoảng 400 loại probiotic. Đây là những vi sinh vật, vi khuẩn và nấm men, có lợi cho cơ thể sống chủ yếu ở ruột già giúp cân bằng tự nhiên hệ vi sinh đường ruột. Hai nhóm probiotic đã được sử dụng trong điều trị là Lactobacillus và Bifidobacterium. Ngoài ra còn có nấm men Saccharomyces boulardii, một số loài E. coli và Bacillus, cả Clostridium butyricum. Thuật ngữ “probiotic” nên được dùng cho các vi khuẩn sống đã được chứng minh trong các nghiên cứu có kiểm soát ở người là mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Trong năm 2023:

- Bệnh viện đã thực hiện 408 báo cáo ADR, tăng 23,3% so với năm 2022 (331 báo cáo). Năm 2023 có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất trong giai đoạn 2018-2023.

- Số lượng báo cáo ADR ngoại trú là 66 báo cáo, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2022 (28 báo cáo).

 

Cúm có nhiều khả năng gây bệnh khiến cho phụ nữ mang thai phải nhập viện hơn so với những người trong độ tuổi sinh sản không mang thai. Cúm cũng có thể ảnh hưởng đến em bé đang phát triển. Một dấu hiệu cúm thông thường như sốt, có liên quan đến dị tật ống thần kinh và các kết cục bất lợi khác đối với trẻ trong một số nghiên cứu. Tiêm vắc xin khi đang mang thai cũng có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh (vì kháng thể được truyền từ mẹ sang con). Những người tiêm vắc xin cúm khi đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng tạo được các kháng thể phòng bệnh cúm và truyền cho con qua sữa mẹ.

 Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến khoảng 8% phụ nữ có thai. Các loại nhiễm trùng bao gồm: nhiễm trùng tiểu không triệu chứng (ASB), viêm bàng quang cấp và viêm bể thận. Nhìn chung, Escherichia coli là vi khuẩn phổ biến nhất được phân lập trong mẫu nước tiểu của phụ nữ có thai (PNCT). Nhiễm trùng đường tiết niệu có liên quan đến kết cục bất lợi khi mang thai, bao gồm tăng tỷ lệ sinh non và nhẹ cân. 

Aspirin liều thấp được sử dụng phổ biến trong thai kỳ để phòng ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của tiền sản giật (TSG). Theo khuyến cáo trước đây của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), Hiệp hội Y học Bà mẹ -Thai nhi (SMFM) và Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF), điều trị dự phòng ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao TSG bằng aspirin liều thấp (81 mg/ngày) từ 12 tuần tuổi thai và xem xét điều trị dự phòng ở những đối tượng có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ trung bình. Cũng theo ACOG và SMFM, thời gian bắt đầu dùng aspirin liều thấp khoảng từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 28 tuổi thai (tốt nhất là trước tuần thứ 16) và duy trì mỗi ngày cho đến khi sinh.

Cập nhật hướng dẫn của idsa trong điều trị nhiễm enterobacterales tiết Ampc beta-lactamase và Enterobacterales kháng Carbapenem

Bệnh dị ứng ở trẻ gia tăng và thường kèm theo vấn đề sức khỏe khác (béo phì, rối loạn giấc ngủ,…) làm giảm chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp thường có hệ vi sinh vật mũi họng kém đa dạng hơn trẻ có đường hô hấp bình thường. Hơn nữa, sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường hô hấp ở trẻ sơ sinh có liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ khi lớn.

1234567
...

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ