Chăm sóc sức khỏe sau sinh thường
Dinh dưỡng
– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, sữa, … nhiều chất xơ tránh táo bón làm ảnh hưởng vết may tầng sinh môn.
– Không ăn quá mặn, quá cay, không ăn kho khô, kho quẹt.
– Uống đủ nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày).
– Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, …
Vận động
– Vận động nhẹ sau sinh 6 giờ.
– Đi lại nhẹ nhàng.
– Không vận động mạnh, bưng bê nặng, tránh ngồi xổm, …
Nuôi con bằng sữa mẹ
– Cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.
– Không thêm bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.
Nghỉ ngơi: Ngủ đủ 8 giờ/ ngày.
Vệ sinh
Vệ sinh vú:
+ Vệ sinh vú trước và sau khi cho bé bú.
+ Nếu tắc tia sữa cần xử lý sớm để phòng viêm vú, áp xe vú.
Vệ sinh thân thể:
+ Tắm nước ấm, không ngâm mình trong bồn tắm, không tắm quá lâu (15 phút).
+ Gội đầu và sấy khô tóc.
Vệ sinh bộ phận sinh dục.
+ Rửa sạch, lau khô và thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ/ 1 lần hoặc khi băng ướt.
+ Từ sau sinh đến ngày thứ 3: sản dịch có màu đỏ sẫm.
+ Từ ngày thứ 4 đến thứ 8: sản dịch có màu lờ lờ máu cá.
+ Từ ngày 9 trở đi sản dịch chỉ là 1 dịch trong hoặc trắng kéo dài từ 2 – 3 tuần.
Dấu hiệu bất thường cần khám ngay
– Sốt trên 33 độ C.
– Đau bụng nhiều và tăng lên.
– Rau máu âm đạo kéo dài, có mùi hôi. Ra máu ướt đẫm băng vệ sinh trong vòng 01 giờ.
– Vết may tầng sinh môn sung, phù nề, đau, đỏ, rỉ nước vàng, rỉ mủ, … (nếu có).
– Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, …
Chăm sóc bé
– Cho bé nằm cạnh mẹ chú ý giữ ấm cho trẻ.
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bú theo nhu cầu của trẻ.
– Để rốn khô và sạch không băng kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên rốn.
– Hạn chế sờ vào rốn và các vùng quanh rốn.
– Rốn rụng từ khoảng 7 đến 10 ngày sau sinh.
– Thay đồ và như nón, áo và tả lót hằng ngày hoặc sau khi trẻ bài tiết.
– Tắm trẻ bằng nước sạch trong phòng ấm kín gió.
Dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến khám ngay:
– Hạ thân nhiệt dưới 36 độ (dù đã được ủ ấm) hoặc sốt cao trên 37,5 dộ C.
– Lưu ý: đo nhiệt độ ở nách bé, nếu đang ủ ấm thì mở thoáng 30 phút rồi đo lại.
– Bất thường về tiêu hóa như: bú kém, bỏ bú, nôn liên tục, chướng bụng.
– Viêm tấy lan rộng quanh rốn hoặc rốn có mủ, có mùi hôi.
– Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.
Những vấn đề thường gặp trong thời kỳ hậu sản:
– Đau vùng cơ quan sinh dục:
+ Vết may tầng sinh môn căng đau có thể khiến người mẹ đau những ngày đầu sau sinh và tùy theo mức độ chịu đau của mỗi người nhưng sẽ không tạo cảm giác mắc rặn cho mẹ.
+ Có thể giảm đau bằng thuosc do bác sĩ kê đơn.
+ Giữ vết may sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm ướt.
– Căng sữa:
+ Hầu hết các mẹ đều cảm thấy căng tức, đầy gực sau sinh, cảm giác này có thể lặp lại mỗi 2 – 3 giờ là dâu hiệu của việc lên sữa.
+ Cho bé bú thường xuyên, sau khi bú cạn sữa 1 bên vú thì mới đổi sang bên vú còn lại.
+ Để tránh căng sữa có thể hút sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa nếu trẻ bú chưa hết sữa mẹ.
– Vấn đề khác:
+ Stress, lo âu, căng thẳng, mệt mỏi do mất ngủ và chăm sóc trẻ sơ sinh rất thường gặp. Gia đình hỗ trợ, trò chuyện sẽ giúp mẹ được thoải mái hơn.
+ Tiểu ít và táo bón sau sinh: nên uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ để tăng kích thích hoạt động của nhu động ruột.
+ Quan hệ tình dục: sau sinh lượng hoocmon Estrogen giảm, có thể khiến giảm ham muốn tình dục và có thể kéo dài đến 1 năm. Quan hệ vợ chồng nên đợi cho vùng tầng sinh môn lành hẳn, thường từ 4 – 6 tuần sau sinh.
+ Tránh thai: cần sử dụng biện pháp tránh thai khi bắt đầu quan hệ tình dục như: bao cao su, thuốc tránh thai, … và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
Bệnh viện Từ Dũ – www.tudu.com
Bộ Y tế 92017), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.