Thính lực bé sơ sinh của bạn

    Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

    >> Chương trình tầm soát điếc bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Từ Dũ


    Điều quan trọng là biết bé sơ sinh của bạn có thính lực tốt:

    Chào mừng bé sơ sinh của bạn ra đời! Thính lực tốt rất quan trọng cho sự phát triển tiếng nói và ngôn ngữ của con bạn. Các thử nghiệm đo thính lực ở trẻ sơ sinh quan trọng đối với gia đình, vì có thể giúp ích được nhiều nếu sớm phát hiện tình trạng nghe kém của bé.

    Trung bình cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 2-3 trẻ bị nghe kém. Con số này tăng lên đối với những bé sơ sinh cần được săn sóc đặc biệt.

    Việc kiểm tra nhanh chóng, đơn giản và an toàn

    Những âm thanh nhẹ được đưa vào trong tai con bạn. Một máy tính đo sự đáp ứng của trẻ. Việc kiểm tra thính lực chỉ mất vài phút đối với trẻ yên lặng.

    Chăm sóc thính lực của con bạn

     


     

    Không bao giờ trẻ em quá nhỏ tuổi để kiểm tra thính lực. Trẻ có thể gặp trở ngại về tai và thính lực khi lớn lên. Một số trẻ sẽ luôn luôn có nhiễm trùng ở tai hoặc bị đau ốm nặng có thể đưa tới bị điếc sau này.

    Hãy hành động ngay nếu bạn nghi ngờ có sự thay đổi hoặc chậm trễ về thính lực hoặc phát triển ngôn ngữ. Bạn biết rõ con mình hơn ai hết.

    Hãy đến ngay Trung tâm Thính lực học hoặc Bệnh viện Tai Mũi Họng để kiểm tra thính lực cho con bạn.

    Con tôi có nguy cơ bị điếc sau này không?

    Lúc làm kiểm tra, trẻ cũng được khám về những yếu tố có thể khiến trẻ có nguy cơ bị điếc sau này.
    Nếu con bạn có một trong những yếu tố nguy cơ sau đây thì được khuyên theo dõi kiểm tra: 

    1. Có thành viên trong gia đình bị điếc lúc nhỏ
    2.  
    3. Sứt môi hở hàm ếch.
    4.  
    5. Có hội chứng nào đó.
    6.  
    7. Những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng lúc còn nhỏ.

    Cách tốt nhất để biết chắc về thính lực của con bạn là nên kiểm tra theo dõi thính lực thường xuyên.


    Thế nào là kết quả “ Đạt” và “Không đạt”? 

    - “ Đạt”: Con bạn có thính lực bình thường vào thời điểm đó.
    - “Không đạt”: Con bạn cần được kiểm tra thêm

    Bạn đừng quá lo lắng khi con bạn có kết quả “Không đạt”,  kết quả đo có thể bị ảnh hưởng bởi những lý do sau:

       
    1. Tai bé còn chất gây (chất nhờn bảo vệ da, trên da của thai nhi) sau khi sanh.
    2.  
    3. Do bé khóc hoặc cựa quậy khi đo.
    4.  
    5. Do ảnh hưởng tiếng ồn lúc đo…
    Nên việc kiểm tra lại thính lực cho con bạn là cần thiết nhằm xác định chính xác bé có vấn đề về thính lực hay không.

    Trong quá trình con bạn lớn lên, hãy kiểm soát tiếng nói, ngôn ngữ của cháu và lắng nghe.

    Vào  khoảng 2 tháng tuổi, phần nhiều các bé… 

    - Giật mình vì âm thanh lớn.

    - Yên lặng đối với những tiếng nói quen thuộc.

    - Nói những âm thanh nguyên âm như “ô”,  “a”

    Vào khoảng 4 tháng tuổi, phần nhiều các bé… 

    - Tìm âm thanh bằng mắt.

    - Bắt đầu nói bập bẹ.

    - Kêu réo, thút thít và tặc lưỡi ở nhiều âm độ khác nhau.

    Vào khoảng 6 tháng tuổi, phần nhiều các bé… 

    - Quay đầu về phía âm thanh.

    - Cố bắt chước thay đổi âm độ tiếng nói.

    - Nói bập bẹ (ba-ba, ma-ma, ga-ga)

    Vào khoảng 9 tháng tuổi, phần nhiều các bé… 

    - Bắt chước âm thanh tiếng nói của người khác.

    - Hiểu được tiếng nói “không” hoặc “bye-bye”

    - Sẽ quay tìm được nguồn âm thanh ở ngang hay dưới tầm mắt.   

    Vào khoảng 12 tháng tuổi, phần nhiều các bé…

    - Nói được hai hoặc ba chữ.

    - Cho đồ chơi khi được hỏi xin.

    - Đáp ứng với tiếng hát hoặc âm nhạc
    Khoa Sơ sinh

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ