Thai nghén và nước ối
Phó Giám đốc - BV Từ Dũ
Thai nhi 3 tháng tuổi. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. |
Thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ. Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Nước ối được tạo thành từ ba nguồn gốc: thai nhi, màng ối và máu mẹ.
- Nguồn gốc từ thai nhi: Trong giai đoạn sớm thai kỳ, da thai nhi có liên quan đến sự tạo thành nước ối và khi chất gây xuất hiện từ tuần thứ 20-28 thai kỳ thì đường tạo ối này mới chấm dứt. Từ tuần thứ 20, nước ối có nguồn gốc từ khí-phế -quản, do huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp của bé. Nhưng nguồn gốc nước ối quan trọng nhất là do đường tiết niệu, bé bài tiết nước tiểu vào buồng ối từ tuần 16 thai kỳ.
- Nguồn gốc từ màng ối: Màng ối bao phủ bánh nhau dây rốn, cũng tiết ra nước ối
- Nguồn gốc từ máu mẹ: có sự trao đổi qua màng ối của các chất giữa máu mẹ và nước ối
Nước ối còn có chức năng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn, đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối.
Sau khi vỡ ối, tính nhờn của nước ối bôi trơn đường sinh dục của mẹ giúp thai nhi dễ được sinh ra hơn.
Bệnh lý của nước ối:
Nước ối có thể bất thường về thể tích và bất thường về màu sắc.
Bất thường về thể tích:
Ảnh hưởng của đa ối lên sự phát triển và sức khỏe thai nhi: đa ối nếu do nguyên nhân dị tật hay dị dạng thì tiên lượng rất xấu. Đa ối sẽ làm cho bé khá di động trong tử cung nên dễ có dây rốn quấn cổ, ngôi bất thường. Đa ối làm bụng mẹ căng to, mẹ khó thở, dễ cò cơn co tử cung và chuyển dạ sinh non làm tăng tỷ lệ tử vong chui sinh của bé. Khi chuyển dạ sanh, tình trạng đa ối dễ là nguyên nhân của chuyển dạ kéo dài làm bé dễ suy thai, mẹ bị đờ tử cung gây băng huyết sau sanh. Đồng thời, đa ối sẻ dễ bị vỡ ối đột ngột và tai biến của vỡ ối đột ngột là: nhau bong non, sa dây rốn, ngôi bất thừờng và thuyên tắc ối. Những điều này làm đe dọa tín mạng của cả 2 mẹ con.
Cách đánh giá thể tích nước ối:
- Dựa vào thăm khám lâm sàng: dựa vào sờ năn bụng, sờ năn phần thai cũng như thăm khám ngã âm đạo, người thầy thuốc lâm sàng có thể biết được có tình trạng nước ối nhiều hay ít, nhưng để ước đoán chính xác hơn về thể tích nước ối phải nhờ vào siêu âm đo các khoảng nước ối trong buồng ối
- Dựa vào siêu âm bán định lượng để đo lượng nước ối: Có nhiều phương pháp bán định lượng để đánh giá thể tích nước ối qua siêu âm. Thông thường nhất là người ta đo chỉ số nước ối bằng cách cộng 4 khoang nước ối ở 4 góc của buồng ối.
Chỉ số ối bình thường từ: 6-12cm:
Bất thường: Đa ối khi chỉ số ối: >= 20 cm
Thiểu ối : chỉ số ối : <= 5cm
Vô ối: chỏ số ối:< 3cm
Tuy nhiên, việc siêu âm để đo chỉ số nước ối phải được đánh giá ít nhất 2 lần liên tục cách nhau từ 2-6 giờ để xác định tình trạng thiểu ối hay thừa nước ối. Và thể tích nước ối có thể thay đổi rất nhanh sau 12 giờ cũng như màu sắc nước ối có thể thay đổi tích tắc trong vòng 30phút đến 2 giờ.
Bất thường về màu sắc:
- Nước ối có màu vàng xanh: có thể có hiện tượng tán huyết thai nhi hoặc thai nhi chậm phát triển trong tử cung
- Nước ối dơ hay có màu xanh rêu sệt hoặc lẫn phân xu của bé: Thai nhi bị suy yếu trầm trọng trong bụng mẹ, đe dọa tín mạng.
- Nước ối xanh đục như lẫn mũ, mùi hôi: là tình trạng nhiễm trùng ối, bé có nguy cơ cao bị nhiễm trùng trong tử cung…
- Nước ối có màu đỏ nâu: bé không còn sống trong bụng mẹ hay thai nhi đã bị chết lưu.
Tóm lại: mặc dù là nước ối, nhưng đối với thai kỳ, nước ối đóng vai trò quan trọng ngang bằng với lá nhau, dây rốn, tử cung trong vai trò nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Dựa vào khảo sát thể tích, tỷ trọng và màu sắc nước ối người ta có thể dự báo cũng như tiên đoán được sức khỏe và tình trạng phát triển của bé đang còn nằm trong bụng mẹ.
Tài liệu tham khảo
- High risk pregnancies 20 Edition
- Obstetrics William 19 edition
- Ultrasound in obstetric and gynecology 18 edition