Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý?

    Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai ph thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai.

              Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI(*)) trước khi có thai của người mẹ mà khuyến nghị mức tăng cân như sau:

    (*)  Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)


    1) Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9): mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg. Mức tăng cụ thể như sau:

     

    + 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg

    + 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 - 5 kg

    + 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 - 6 kg

    2) Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.

    Ví dụ: Phụ nữ nặng 40,5kg – cao 1,5m à BMI = 18 (tình trạng dinh dưỡng gầy), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#25%)

    3) Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI: > hoặc bằng 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.

    Ví dụ: Phụ nữ nặng 70kg – cao 1,5m à BMI # 31 (tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#15%)

    Lưu ý:

    -         Từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng. Nên kiểm tra cân nặng đều đặn và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng.

    -         Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên lưu ý rằng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng (lưu ý không được ăn quá ngọt hay quá béo)

    -         Thời gian mang thai KHÔNG phải là khoảng thời gian thích hợp cho việc giảm cân giữ dáng.

    -         Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sanh non, tăng tỉ lệ sanh mổ.

    -         Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.

    (T.H)

    Tổng hợp và lược dịch

    Tài liệu tham khảo:

    Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú – Bộ Y tế Việt Nam

    WHO/Healthy eating during pregnancy and breasfeeding

     

    Phạm Thu Hằng

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ