Khuyến cáo mới nhất của FDA về “cá” đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ
Trong bản tin phát hành vào đầu tháng 7/2019, FDA - Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã thông tin và về giá trị dinh dưỡng của cá và hải sản đối với phụ nữ trước và trong khi mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ.
Với mục tiêu trang bị kiến thức cho cộng đồng, đăc biệt là phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, Tiến sĩ Susan Mayne, Giám đốc Trung tâm An toàn thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng của FDA cho biết, cá và các loại hải sản có vỏ là một yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống của các mẹ bầu. Tuy nhiên, Tiến sĩ Susan Mayne cũng cho biết, nhiều người, đặc biệt là các thai phụ, đã tỏ ý lo ngại về hàm lượng thủy ngân trong cá, vì thế không ít thai phụ đã hạn chế việc đưa cá vào các bữa ăn hàng ngày.
Để mở rộng thông tin liên quan đến lợi ích của cá, một loại thực phẩm có ảnh hưởng rất tốt cho sức khỏe con người khi được đưa vào khẩu phần của một chế độ ăn uống lành mạnh, FDA và Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) đã dựa trên các nghiên cứu khoa học được công nhận trong tài liệu Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ 2015-2020, để xây dựng một biểu đồ tham khảo về giá trị tuyêt hảo của việc bổ sung cá và một số loại hải sản vào bữa ăn hàng ngày của phụ nữ mang thai hoặc cho bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ, đồng thời so sánh với ảnh hưởng không đáng kể về hàm lượng thủy ngân có trong một số ít loại cá. Thông qua các dẫn chứng từ công tác nghiên cứu và ghi nhận thực tiễn về thói quen ăn uống ở con người, các nhà khoa hoc đã ghi nhận được các thành phần và giá trị dinh dưỡng cao trong cá có tác dụng rất hiệu quả cho sức khỏe đối với bệnh tim mạch và ngăn ngừa được nguy cơ béo phì, đặc biệt là mối liên hệ rất quan trọng giữa việc hấp thu cá trong các bữa ăn với quá trình tăng trưởng của thai nhi trong thai kỳ của mẹ bầu và sự phát triển của trẻ nhỏ sau sinh.
Dựa trên kết luận khoa học nêu trên, FDA cũng xác nhận cá là nguồn cung cấp protein; chất béo omega-3 lành mạnh; phong phú về lượng vitamin B12 và vitamin D cao hơn bất kỳ loại thực
phẩm nào khác. Bên cạnh đó còn có chất sắt, rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ và trong thời kỳ mang thai và các khoáng chất khác như selen, kẽm và iốt. Đồng thời FDA còn khuyến nghị, đối với người lớn trong chế độ ăn với 2000 calo/người, mỗi tuần nên ăn cá và một số loại hải sản ít nhất hải sản khoảng 300g (8 ounces), trẻ nhỏ là khoảng 30g (01ounce) lúc lên 2 tuổi và tăng dần lên 150g (4ounces) khi đên 11 tuổi. Riêng phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trong khẩu phần ăn hàng tuần cần có từ 300g đến 400g (12ounces) các loại hải sản được chọn lọc từ các lọai có hàm lượng thủy ngân thấp.
Bện cạnh đó, FDA cũng phổ biến danh mục 36 loại hải sản trong danh sách lựa chọn tốt nhất bao gồm cá hồi (tự nhiên), tôm, cá tuyết, cá ngừ đóng hộp, cá rô phi, các loại cá da trơn, cá bơn, cua, nghêu…, trong đó có 19 loại cá có giá trị dinh dưỡng cao bao gồm cá hồi xanh, cá bơn, cá nuc, cá mú, cá nhám, cá đá, cá hồng và cá vược sọc (đại dương)…
Về loại cá có thể có hàm lượng thủy ngân cao, FDA cảnh báo 7 loại: cá thu Đại tây dương, cá maclin, cá cam, cá mập, cá kiếm, cá ngói (Vịnh Mexico) và cá ngừ mắt to. Ngoài ra FDA cũng lưu ý một số cá như cá chép, cá trê, cá hồi và cá rô, do các gia đình bắt được, có thể chứa một lượng thủy ngân hoặc các chất gây ô nhiễm. Với các loại cá này, cần có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng tại địa phương và hết sức thận trọng khi sử dung nếu không có những thông tin chính thức.
Minh Tâm
(Nguồn Medscape &
Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ 2015-2020)