Giám sát hỗ trợ hoạt động của Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số tại Quảng Trị

    TS. BS Phan Trung Hòa
    P. Chỉ đạo tuyến - BV Từ Dũ

    Đào tạo hỗ trợ tuyến trước là một trong 7 nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện Từ Dũ. Đối tượng đào tạo rất đa dạng, từ bác sĩ, nữ hộ sinh, sinh viên, học viên sau đại học… Từ năm 1997, bệnh viện Từ Dũ đã chủ động đầu tư và tìm nguồn tài trợ cho việc đào tạo Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số dành cho người dân vùng sâu vùng xa với tập tục sanh tại nhà rất phổ biến. Việc đào tạo cho những đối tượng là phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm đào tạo ra những người có khả năng tư vấn, khám phát hiện những thai kỳ nguy cơ cao để chuyển viện kịp thời, thuyết phục phụ nữ đến sanh tại cơ sở y tế. Tất cả nhằm mục đích giảm tỉ lệ tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số.

    Từ những thành công bước đầu của chương trình đào tạo tại tỉnh Bình Phước trong công tác chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương, năm 1999, bệnh viện Từ Dũ đã cùng với công ty Glaxosmithkline xây dựng đề án “Chương trình đào tạo 500 cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số” và đã vượt qua hơn 200 công ty ở các nước khác nhau  được Hãng Glaxosmithkline – PLC tại Anh Quốc đồng ý tài trợ chính thức cho chương trình đào tạo này. Kết thúc giai đoạn I, năm 2007, bệnh viện Từ Dũ đã đào tạo được 520 Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số và đã bước sang giai đoạn II đào tạo mới được 77 Cô đỡ thôn bản và đào tạo nâng cao 117 cô đỡ thôn bản của giai đoạn I. 

    Nhằm duy trì hoạt động của các Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số và duy trì tính hiệu quả của chương trình, bệnh viện Từ Dũ định kỳ tổ chức các đợt giám sát hoạt động của các Cô đỡ thôn bản. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức được 6 đợt giám sát cho 8 tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên với tổng kinh phí 412.000.000 đồng.

    Từ ngày 06/07 đến 09/07/2009, bệnh viện Từ Dũ phối hợp với công ty Glaxosmithkline đã tổ chức đợt giám sát sau đào tạo tại tỉnh Quảng Trị. Đoàn giám sát đã đi tới tận thôn bản nơi các cô đỡ sinh sống và hoạt động. Tổng cộng có 64 cô đỡ được đào tạo và có 47 cô đỡ được giám sát trong đợt này. Các cô đỡ thôn bản đã được hỗ trợ tổng cộng  63.838.585đồng từ cơ quan tài trợ công ty Glaxosmithline và phần thưởng của công ty Nestle dành cho những hoạt động chuyên môn gồm: 278 lượt khám thai tư vấn hậu sản, 122 lượt chuyển viện đúng và kịp thời, 180 lượt đỡ sanh tại thôn bản và đỡ sanh tại trạm y tế.  Phát biểu trong buổi tổng kết đợt giám sát, BS. Đoàn Viết Dũng, giám đốc TT CS SKSS tỉnh Quảng Trị phát biểu: “Quảng trị không nằm trong chương trình giám sát hỗ trợ của bệnh viện Từ Dũ, tuy nhiên, bệnh viện Từ Dũ đã vượt qua ranh giới để đào tạo cho tỉnh Quảng Trị 64 cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số, hiện tại các em hoạt động rất tốt, tại nhiều xã các CĐTB hoạt động còn tốt hơn các chị Nhs tại trạm y tế”. Thật xúc động khi môt chương trình can thiệp cho sức khỏe cộng đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực và được cộng đồng chấp nhận.





    Một số hình ảnh của  hoạt động trong đợt giám sát lần này đoàn giám sát còn đi thực tế đến trạm y tế, thôn nơi các em đang hoạt động. Buổi giám sát có sự tham dự của đại diện Sở Y Tế, TT CSSKSS tỉnh Quảng Trị
     

    Đoàn giám sát đến TYT xã Húc, nơi có các CĐTB.

    Đoàn giám sát hướng dẫn các em NHS trạm.
     

    Đoàn giám sát đến TYT xã Hướng Linh.
     

    Đoàn giám sát ôn bài cho cô đỡ thôn bản.





    CácCác CĐTB phát biểu: xin được tiếp tục đào tạo nâng cao, hỗ trợ phương tiện,
     kinh phí cho các CĐTB hoạt động, hỗ trợ làm y tế thôn bản để các CĐTB có thể yên tâm hoạt động.



    Đoàn giám sát đến thăm nhà sản phụ được CĐTB Hồ Thị Liên – Thôn húc ván chăm sóc.



    Đoàn giám sát hướng dẫn CĐTB, tư vấn dinh dưỡng cho sản phụ mới sinh.




    Hướng dẫn và cho các CĐTB làm bài kiểm tra.





    Phát quà cho các CĐTB.

    Ảnh: P.CĐT

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ