Tiêm ngừa vacxin MMR II
Hỏi - 29/02/2016
MMR II: là tiêm ngừa bao gồm: Sởi- quai bị và Rubella. Nên sau khi tiêm ngừa, 3 tháng sau đó hãy có có thai là an toàn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Hỏi - 29/02/2016
Trả lời
MMR II: là tiêm ngừa bao gồm: Sởi- quai bị và Rubella. Nên sau khi tiêm ngừa, 3 tháng sau đó hãy có có thai là an toàn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Uống hơn 2 lít nước mỗi ngày. Sau sinh, mẹ ăn hơn những tháng cuối thai để tạo sữa cho con bú. Mẹ phải ăn đầy đủ các nhóm: thịt, cá, trứng, sữa đặc biệt nên ăn cá biển như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá mỡ, rong biển, tảo biển… giàu DHA, mẹ ăn các loại thức ăn trên thì sữa mẹ giàu DHA, tốt cho hệ thần kinh, tốt cho mắt của trẻ. Rau, quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam vàng có nhiều chất tiền vitamin A tốt cho mắt trẻ như rau, bó xôi, bông cải xanh, bồ ngót, đu đủ, cam xoài… Mỗi ngày nên ăn hơn 20 loại thực phẩm khác nhau, thay đổi món mỗi ngày, lựa chọn thực phẩm an toàn. Hạn chế nước ngọt có ga, cà phê, không uống bia, rượu và hút thuốc lá.
Kích thích hỗ trợ tiêu hóa, nên kho thịt cá với nghệ tươi hoặc gừng.
Sau sinh vận động đề phòng huyết khối, tĩnh mạch.
Phơi nắng mỗi ngày 20-30 phút, dự phòng thiếu vitamin D, vitamin D sẽ hấp thụ tốt canxi.
Tiếp tục ăn uống bổ sung sắt, vitamin ít nhất một tháng sau sinh.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ
Hiện tại em đang trể kinh thì tốt nhất em phải đi khám phụ khoa ngay để BS xác định tình trạng hiện tại của em: Có thai hay chưa?:
- Nếu có: tình trạng thai kỳ như thế nào có liên quan tình trạng ra huyết ngày 18/02 hay khộng?
- Nếu không: xác định tình trạng cụ thể: có viêm nhiễm cổ tử cung hoặc rối loạn kinh nguyệt? Từ đó mới có thể tư vấn và điều trị cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Nếu nhọt to, theo ngôn ngữ chuyên môn là em bị abscess vùng này, vậy nên tốt nhất em phải nhanh chóng đến khám ở các BV đa khoa lớn để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những biến chứng nặng, VD: nhiễm trùng huyết,…Khi được khám và chỉ định điều trị, em có thể lưu ý BS rằng mình đang cho bé bú để các BS tư vấn cụ thể: phải ngưng bú hay nếu cho phép tiếp tục cho bé bú sẽ lựa chọn thuốc phù hợp.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những thông tin mà em mô tả, cas của em là kinh thưa. Tuy nhiên, em cung cấp thông tin vẫn còn thiếu nên không thể trả lời cụ thể được, VD: Em đã có gia đình chưa? Nếu đã có gia đình, đã quyết định có con? và không ngừa thai tối thiểu 1 năm chưa? …
Nguyên nhân kinh thưa có thể do bệnh lý hoặc chỉ do “cơ điạ”:
- Nếu do bệnh lý thì có thể liên quan đến khả năng có thai.
- Nêú chỉ do “cơ điạ”, thì em vẫn có khả năng có con, tuy nhiên có thể chậm hơn người có chu kỳ kinh đều.
Vậy nên, để có câu trả lời rõ ràng, em nên khám ở các BV sản lớn và khoa lưa chọn khám sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của mình (VD muốn có con hoặc muốn có kinh,…)
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Các tế bào nội mạc ở lòng TC, có rất nhiều vai trò, trong đó có vai trò phát triển và chế tiết sau đó bong tróc ra thành kinh nguyệt hàng tháng. Và bệnh lý lạc nội mạc TC có thể hiểu nôm na là: các tế bào này ngoài vị trí bình thường ở lòng TC, còn nằm lạc chổ ở các vị trí khác như BT, vách chậu, trực tràng, cùng đồ,…thường nhất là ở BT. Một trong những đặc điểm của bệnh lý này là tái phát, mặc dù trong lúc mỗ, các phẩu thuật viên khi bóc u LNM đi (lột cả lớp vỏ bao u bao gồm những tế bào nội mạc lạc chổ), tuy nhiên, vẫn còn có những tế bào lạc nội mạc rất nhỏ nằm rải rác xung quanh, vách chậu, ruột,…mà mắt thường không quan sát được, và theo thời gian các tế bào nội mạc này sẽ phát triển thêm, vậy nên sau mổ luôn cần phối hợp điều trị nội khoa (thuốc ức chế sự phát triển của các tế bào này), nhằm kéo dài thời gian tái phát trở lại. Dipherelin (một loại Đồng vận GnRH) là một lựa chọn.
Mặc dù có khả năng tái phát, nhưng thời gian tái phát được tính bằng năm, nên các ca có bệnh lý này đang theo dõi hoặc đã mổ hoặc đang điều trị nội khoa hoặc cả 2 sẽ được hẹn tái khám mỗi 3 tháng. Vậy nên, bạn không cần SA lại ngay là đúng.Tóm lại, trong ca của em, nên tuân thủ theo chỉ định của BS, vẫn phải ngừa thai đên khi kết thúc đợt điều trị 4- 6 tháng (để tránh những lo lắng không đáng có), chủ nhật bạn vẫn có thể chích thuốc được vì khoa cấp cứu ở các BV đều làm 24/24.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Do em không cung cấp thông tin đầy đủ nên thật khó để trả lời cụ thể. Ví dụ:
- U nang mới phát hiện hay đã có từ trước?
- Mô tả và phân loại u theo siêu âm?
- Có xét nghiệm máu liên quan u buồng trứng kèm theo? …
Tuy nhiên có thể gợi ý cho em như sau: Nếu là u mới phát hiện và BS khuyên về theo dõi. Em cũng không cần quá lo lắng, nên tái khám lúc thai 14 tuần, để được SA kiểm tra:
- Nếu chỉ là nang cơ năng> sẽ biến mất.
- Nếu là u thực sự> Lúc này có thể đặt vấn đề mổ nội soi bóc u hay không tùy theo tình huống cụ thể ở thời điểm này.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Do em không cung cấp rõ rằng trường hợp của em là thuộc hội chứng buồng trứng đa nang hay chỉ là buồng trứng dạng đa nang ghi nhận qua siêu âm, nên thật khó để trả lời cụ thể. Ngoài ra, em phải cung cấp thêm một số thông tin sau. Ví dụ:
- Em đã ngưng ngừa thai để có con chưa? Nếu đã thì trên 1 năm chưa? hoặc đã được chẩn đoán là Hội chứng BT đa nang (bằng siêu âm, xét nghiệm,…)> Trong tình huống này, cả 2 vợ chồng nên đến các BV Sản lớn có khoa Hiếm muộn để được chẩn đoán và điều trị.
- Nếu dưới 1 năm và chỉ là một dạng đa nang BT (ghi nhận qua SA), em nên để tâm trạng thoải mái và không cần uống thuốc điều hòa kinh nguyệt (thông thường được sử dụng là thuốc ngừa thai), để có thai tự nhiên.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Do bạn không cung cấp thông tin đầy đủ, nên thật khó để trả lời cụ thể. Ví dụ:
- Bạn bao nhiêu tuổi?
- Đau có liên quan chu kỳ kinh nguyệt hay không?
- Tiền căn gia đình có gì đặc biệt? ….
Vậy nên, tốt nhất bạn nên đến khám ở các BV Sản có khám nhũ, để được khám, siêu âm,…Từ đó, mới có thể tư vấn và điều trị cụ thể
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những thông tin mà bạn mô tả có lẽ bạn bị thiểu kinh, tuy nhiên nguyên nhân thì thật khó xác định vì bạn cung cấp thiếu thông tin, Ví dụ:
- Bạn bao nhiêu tuổi?
- Có đang ngừa thai bằng phương pháp gì hay không?
- Trước thời điểm thiểu kinh có tình huống gì đặc biệt hay không ?(lấy vòng, phá thai bằng thủ thuật,…) …
Vậy nên, tốt nhất bạn nên đến khám phụ khoa ở các BV sản để được chẩn đoán tìm nguyên nhân và từ đó được tư vấn và điều trị cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Màng trinh có rất nhiều dạng, từ hình dạng cho đến sự dày mỏng. Tùy theo dạng mà có biểu hiện ra huyết hay không ở lần quan hệ đầu tiên.
2. Theo chuyên môn không xác định “mất trinh” bao lâu? Mà chỉ xác định dấu rách cũ hay mới và do nguyên nhân gì? Và những thông tin này, BS chỉ cung cấp cho cơ quan chức năng nếu có yêu cầu vì những vấn đề liên quan đến luật pháp. Vậy nên, trong trường hợp của bạn, thiết nghĩ không nên quan trọng hóa vấn đề nhất là chồng bạn không thắc mắc gì và có lẽ bạn ấy cho là lòng tin là quan trọng hơn cả chăng?
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Sau sinh hơn 2 tháng, nếu ra máu trở lại có thể là kinh non. Kinh non có một số đặc điểm có khác chút ít so với kinh bình thường. Ví dụ: lượng có thể nhiều hơn, màu có thể sậm hơn, ngày hành kinh có thể dài hơn,…Tuy nhiên, bạn nên để ý theo dõi, nếu thấy lượng máu ra quá nhiều hoặc kèm thêm triệu chứng nào khác (VD: choáng váng hoặc sốt,…), hoặc kéo dài hơn 10 ngày,…bạn nên lập tức đến khám ở bất kỳ một cơ sở y tế nào gần nhất để được chẩn đoán và điều trị hoặc để có thể được chuyển viện an toàn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những thông tin mà em cung cấp rằng em đã được chẩn đoán là viêm âm đạo, tuy nhiên lại không điều trị vào khoảng tháng 10/2015. Và vào thời điểm tháng 2, em lại thấy khí hư bất thường (4 tháng sau), thì tốt nhất em phải tái khám phụ khoa trở lại, vì chỉ khi quan sát cụ thể và đôi khi cần phải xét nghiệm (cụ thể là soi nhuộm khí hư) mới có thể chẩn đoán và từ đó mới có thể điều trị triệt để được.
Lưu ý: Là người đã có gia đình, em nên có biện pháp ngừa thai lâu dài và không nên dùng phương pháp ngừa thai khẩn cấp (phương pháp này chỉ nên sử dụng khi có tình huống bất ngờ, VD: thủng bao cao su: quên 1- 2 ngày thuốc;…). Nếu dùng thường xuyên phương pháp này, có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và một số tình huống khó chịu khác.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Dịch âm đạo màu nâu, đồng nghĩa là có một tình trạng xuất huyết ít kèm theo. Tuy nhiên, do em không cung cấp rõ một số đặc điểm của tình trạng này, nên thật khó để trả lời cụ thể. VD: thời điểm xuất hiện tình trạng này: thường xuyên hay không? Có chu kỳ hay không? Kéo dài bao lâu? Có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt?...Và một số vấn đề khác có liên quan: VD: em có ngừa thai? Phương pháp ngừa thai?...Vậy nên, tốt nhất, em nên khám phụ khoa để BS xác định cụ thể vấn đề ở đâu? (âm đạo, CTC hay TC,…), từ đó có chẩn đoán và điều trị cụ thể.Rát vùng âm đạo khi quan hệ là một vấn đề phụ khoa bất thường (VD: viêm nhiễm âm đạo, loạn khuẩn âm đạo,…). Vì vậy, một lần nữa khuyên em nên khám phụ khoa, để có thể nếu được BS sẽ giúp em giải quyết luôn cả 2 vấn đề của mình.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Viêm tái tạo CTC có thể hiểu nôm na như sau: trước đây đã có tình trạng viêm nhiễm tại CTC->diễn tiến đang lành-> tái viêm trở lại. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng. Tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo điều trị của BS, và chỉ tái khám sau 3 tháng hoặc có tình trạng khí hư bất thường (VD: khí hư đổi màu xanh hoặc vàng,…có mùi bất thường,…)
Về vấn đề U nang BT (P): Do bạn không cung cấp rõ một số thông tin nên thật khó trả lời cụ thể. Ví dụ: U nang này đã có lâu chưa? (mới phát hiện hay bạn đã biết trước?); tính chất u thế nào trên SA?; BS có cho xét nghiệm máu để tiên lượng tình trạng u ?;….Tuy nhiên, nếu BS đã cho về theo dõi nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Tái khám theo hẹn để được SA kiểm tra lại, lúc đó sẽ có chỉ định và tư vấn cụ thể.
Bạn sẽ lấy số thứ tự ở quầy A B C tầng trệt khu N Nguyễn Thị Minh Khai, bạn liên hệ với nhân viên ở đó để biết rõ hơn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Sau sinh 2 tháng, theo nguyên tắc em phải tái khám phụ khoa với mục đích xác định cơ thể đã ổn định sau sinh hay chưa và tư vấn ngừa thai,… Trong trường hợp của em, rõ ràng có một tình trạng rối loạn kinh nguyệt, vì vậy em nên sắp xếp khám phụ khoa sớm để được chẩn đoán và điều trị.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Bạn có thể liên hệ tổng đài để hỏi: 0854042829.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nang cơ năng BT là tình trạng nang xuất hiện trong quá trình động sinh lý của BT, sẽ biến mất sau vài chu kỳ. Vì vậy, em không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Về vấn đề muốn có con ngay là tốt. Tuy nhiên, em đừng tạo áp lực cho mình, tinh thần thoải mái là một trong những điều kiện thuận lợi giúp trứng rụng tự nhiên đấy. Vậy nên, nếu trong vòng một năm vẫn không có thai được, vợ chồng em hãy đi khám hiếm muộn ở các BV Sản lớn nhé.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
SA chỉ là một phương pháp cận lâm sàng, vai trò của nó là sẽ hổ trợ lâm sàng để chẩn đoán từ đó mới có hướng xử trí. Vì vậy, nếu bạn không cung cấp thông tin về lâm sàng thì thật khó để trả lời chính xác được (VD: bạn có triệu chứng gì hay chỉ SA kiểm tra?, thời điểm SA vào giai đoạn nào trong chu kỳ kinh nguyệt, có được chỉ định xét nghiệm gì kèm theo hay không và kết quả thế nào)
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Để thực hiện phẩu thuật mổ lấy thai, các BS phải đi qua rất nhiều lớp trên cơ thể của sản phụ cụ thể: da, mỡ, cân, cơ, phúc mạc, cơ tử cung. Do vậy, cần rất nhiều thời gian để người mẹ có thể có cảm giác gần như bình thường như trước đây. Thời gian này là bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mổ lần này có phải là mổ khó (VMC dính: phải gỡ dính rất nhiều, hoặc phải cắt cơ thành bụng mới bắt được con hoặc cả 2,…); cơ điạ sản phụ sau mổ có bị dính gây co kéo nên đau khi vận động hoặc sức chịu đựng của mỗi người (Đây chỉ là một trong những vấn đề bất lợi nhỏ trong hàng loạt vấn đề bất lợi của mổ lấy thai. Nên vì vậy không có chỉ định mổ theo yêu cầu).
Để giúp em yên tâm hơn, cũng xin phép cung cấp thêm cho em một số thông tin có liên quan đến vấn đề này: Chỉ trong vòng hơn một tuần vết thương sẽ liền chắc (liền vết thương giai đọan 1) Nên thường được chỉ định cắt chỉ may da sau 1 tuần; tuy nhiên vì vết mổ phải qua sâu và nhiều lớp, nên vết thương cần phải có giai đoạn 2 để lành: quá trình tạo sẹo cần 2- 3 tháng mới hoàn chỉnh, sau 3 tháng cảm giác xúc giác mới phục hồi ; trong năm đầu hồi phục 95% cảm giác đau,…Qua thông tin trên chắc cũng giúp em yên tâm phần nào. Tuy nhiên, cũng khuyên em nên tái khám phụ khoa trở lại (thông thường sẽ chỉ định khám phụ khoa trở lại sau sanh là 2 tháng), để các BS có thể kiểm tra xác định (1) cơ thể đã hồi phục sau sanh hay chưa?(2) Có vấn đề bất thường gì không? (3) Tư vấn ngừa thai nếu có nhu cầu,…
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Thông thường, đối với những trường hợp sau sanh dù không gặp sự cố gì lúc sanh vẫn phải được bổ sung sắt và canxi vì phải giúp cơ thể hồi phục và còn cho con bú. Trường trường hợp của em được xem là băng huyết sau sanh ( mất 700g máu) dù không phải truyền máu nên việc bổ sung là cần thiết và không cần bàn cãi. Sắt và canci hiện nay trên thị trường rất đa dạng và phong phú, nên việc dùng loại nào em có thể tham khảo tuỳ vào sở thích, nhu cầu và tài chính của mình nhé.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ