Chào em
Thông thường, khi ngừa thai bằng vòng, lượng kinh sẽ nhiều hơn, chu kỳ ngắn hơn, số ngày hành kinh nhiều hơn. Tuy nhiên, do bạn không cung cấp rõ một số thông tin như: VD: kinh nguyệt trước khi đặt vòng của mẹ bạn? thời gian đặt vòng là bao lâu? Sau khi tháo vòng mẹ bạn tiếp tục ngừa thai bằng phương pháp gì? Thuốc ngừa thai khẩn cấp mẹ bạn dùng đã bao lâu rồi? mấy viên/ tháng? Tóm lại là có rất nhiều câu hỏi, chưa tính đến những vẫn đề lâm sang và CSL mà mẹ bạn cần phải được đánh giá. Dựa trên những vấn đề đó, mới có thể trả lời được câu hỏi của bạn. Tuy nhiên, cũng xin phép cung cấp một số thông tin sau:
Nếu đã ở tuổi 46 cũng là lứa tuổi bước vào hoặc đã vào giai đoạn tiền mãn kinh, trong giai đoạn đầu kinh nguyệt có thể giảm đi về khoảng cách và số ngày hành kinh, lượng hành kinh. Tiếp theo, kinh nguyệt sẽ có kiểu chu kỳ nhảy (tháng có tháng không), và ngày càng thưa ra. Vào những tháng có đôi khi sẽ có những chu kỳ không rụng trứng gây nên tình trạng rong kinh hay bang kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, khi kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài > 1 tuần, bệnh nhân phải nhanh chóng đến khám ở các BV có chuyên khoa sản phụ khoa để các BS có thể điều trị.
Do đó, trong trường hợp của mẹ bạn, vấn đề là thiểu kinh cũng không ảnh hưởng sức khỏe do kinh nguyệt. Tuy nhiên, mẹ bạn nên đến các BV chuyên khoa sản khám ở đơn vị mãn kinh. Các BS sẽ đánh giá toàn diện và sẽ cho câu trả lời cụ thể.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
Để kiểm tra phụ khoa, em có thể đến khoa khám phụ khoa ở 2 khu vực: hoặc DV (191 NTMK), hoặc khu khám thường (227 Cống Quỳnh) để khám. Lưu ý, nếu em muốn khám DV có thể đăng ký trước qua tổng đài 1081.
Tại BV Từ Dũ, nếu để SA kiểm tra phụ khoa (các cơ quan vùng chậu, chủ yếu là TC và BT), không có SA bụng tổng quát. Nếu bạn muốn SA bụng tổng quát, có thể đến bất cứ BV đa khoa nào cũng có thể thực hiện được.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
Nếu chỉ dựa vào tính chất kinh nguyệt hoặc ra máu bất thường, không thể chẩn đoán có thai hay không. Vậy nên, tốt nhất em nên đến các BV có chuyên khoa sản phụ khoa để các BS có thể đánh giá, nếu cần có thể chỉ định βhCG định lượng (một loại nội tiết được sản xuất khi có thai). Lúc này bạn sẽ có câu trả lời cụ thể
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
Thật sự bạn dùng thuốc nam để “thay máu”? Cụ thể là gì? Chỉ định điều trị của thuốc? vấn đề này thật khó cho BS Tây y để có thể trả lời.
Tuy nhiên, bạn vẫn còn rất trẻ cũng không nên quá lo lắng. Quan trọng nên để tinh thần thoải mái, nếu thuốc nam đã hết chỉ định có thể ngưng thuốc, và có thể có thai lại sau vài chu kỳ kinh bình thường nếu muốn.
Nếu muốn kiểm tra phụ khoa thông thường bạn có thể đến bất cứ BV nào có chuyên khoa sản phụ khoa là được.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
Dù em có cung cấp thông tin đã hết sản dịch 1 tháng, nhưng cũng không rõ em đã sinh được bao lâu? Và sản dịch kéo dài thế nào? Tuy nhiên, có thể phán đoán, đây có lẽ là kinh non. Vậy nên, em có thể theo dõi thêm nếu hiện tượng này kéo dài > 1 tuần và vẫn ra nhiều, hoặc vẫn chưa đến 1 tuần mà ra quá nhiều hay kèm theo một số triệu chứng bất thường khác (VD: đau bụng, mệt, hoặc sốt,…) em nên khám phụ khoa ngay để các BS có thể chẩn đoán và xử trí.
Lưu ý, kinh non có thể kéo dài hơn, lượng hơi nhiều hơn, màu có thể sậm hơn,…so với kinh bình thường.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
Theo những gì em mô tả, em có các vần đề sau:
- Mất kinh 3 tháng: Điều này có thể liên quan với một số thuốc trong điều trị dạ dày. Tuy nhiên, em phải cung cấp tên thuốc dạ dày đã điều trị, mới có thể trả lời cụ thể được.
- Sốt, ớn lạnh: đây là một triệu chứng có vẻ là một vấn đề phối hợp không liên quan đến tình trạng mất kinh.
Vậy nên, em phải nhanh chóng đi khám ở các BV có chuyên khoa nội, để các BS có thể đánh giá tổng quát toàn thân, xác định vấn đề của em. Các BS sẽ hỏi, khám và cho chỉ định cận lâm sàng để có thể tìm ra nguyên nhân. Tùy theo sốt là cấp tính hay là một tình trạng sốt kéo dài sẽ có những nguyên nhân tương ứng để có thể tiến hành điều trị.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
Đặc điểm của ULNMTC dù là lành nhưng có một số vấn đề khó chịu liên quan với loại u này. VD: vô sinh, thống kinh và tái phát. Tuy nhiên, em cũng không cần quá lo lắng vì không phải tất cả những ai bị LNMTC cũng có các vấn đề trên. Có nhiều quan điểm để phòng ngừa tái phát, chính xác hơn là kéo dài thời gian tái phát. Tuy nhiên, quan điểm y học luôn luôn có sự thay đổi. Vậy nên, chưa có phương pháp nào được xem là hiệu quả trong vấn đề này. Vậy nên, tốt nhất trong trường hợp của em đã mổ NS bóc u, chắc cũng đã được chỉ định dùng 3 tháng nội tiết với mục tiêu kéo dài thời gian tái phát. Như vậy, trong trường hợp đó xem như bạn đã được dùng tất cả các công cụ có trong tay. Do đó, việc của em sẽ là:
- Tái khám theo hẹn mỗi 3 – 6 tháng để theo dõi.
- Nếu có kế hoạch lập gia đình thì cứ để mình mang thai sớm ngay khi có thể.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
Polyp CTC thông thường sẽ được xử trí là xoắn và gửi GPB để đọc kết quả loại trừ tế bào ác tính (Polyp CTC đa phần là lành). Như vậy là có thể xem như điều trị xong. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp polyp hiện diện nhiều ở cổ trong CTC, sau đó “rớt” ra cổ ngoài CTC và lại tiếp tục xử trí là xoắn và gửi GPB để đọc kết quả,…
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào bạn,
Thuốc này là thuốc bổ tổng hợp, bạn có thể sử dụng trước khi muốn mang thai. Khi có thai bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung thêm những thuốc bổ cần thiết khác để đảm bảo sự phát triển đầy đủ của thai nhi.
Ds. Đặng Thị Thuận Thảo
K. Dược
Chào em
Em đến khám tại khoa Kế hoạch Gia đình của BV Từ Dũ, tầng 4 khu M, tòa nhà 227 Cống Quỳnh, quận 1, em nhé.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
K. Kế hoạch gia đình
Chào bạn
Bạn có thể khám cùng với chồng hay khám 1 mình đều được. Mếu khám 1 mình thì đăng ký khám phụ khoa, nếu có cả chồng thì khám hiếm muộn.
ThS. BS. Phan Thanh Bình
K. Chăm sóc trước sinh