Chào bạn
Sốt là một tình trạng phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với một tác nhân nào đó, VD: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể mình đều có thể bị sự xâm nhập của các tác nhân này. Vậy nên, trong lần đầu bạn sốt do liên quan đến vấn đề sinh đẻ của mình, vả lại khi bạn được thoát sản dịch và ĐT KS, tác nhân gây sốt đã được triệt tiêu, nên bạn không còn sốt là phù hợp. Tuy nhiên, trong lần sốt thứ 2, các lần đầu đã 1 tháng và các tác nhân liên quan đều bình thường, chỉ còn triệu chứng đau bung dưới. Tuy nhiên, bạn lại không cung cấp cụ thể một số vấn đề sau, VD: sốt bao nhiêu độ? Sốt có kèm ớn lạnh hay lạnh run?, sốt liên tục hay chỉ sốt về chiều? (uống hạ sốt từ tối hôm trước mà 24 tiếng sau mới sốt lại? trong khi thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong 6-8 tiếng?), Có căng sữa? Đau bụng dưới có kèm thêm các triệu khác (VD: đường tiểu: có gắt buốt, có lắt nhắt), hoặc có các triệu chứng khác liên quan (VD: ho, đau họng,…). Tóm lại, sốt của bạn không đơn giản chỉ liên quan đến vấn đề phụ khoa mà có thể liên quan đến các cơ quan khác, vậy nên bạn nên đến khám ở các BV đa khoa để tìm nguyên nhân và ĐT.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
Đó là tình trạng căng sữa, nhất là đối với những cas SP có mô tuyến vú dày. Nhiều người có cảm giác như 2 “cục đá” đè lên ngực mình. Việc của bạn là phải chườm ấm, massage cho thông tuyến sữa, nếu bé bú không hết phải vắt ra có thể để dành hoặc làm gì tùy bạn. Không nên để tình trạng ứ căng lâu ngày có thể dẫn đến viêm vú rồi abscess vú rất phiền hà.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
Đối với u sợi tuyến vú và thay đổi sợi bọc là những thay đổi lành tính ở tuyến vú. Tùy theo từng cá thể, VD: tuổi, tiền tăn gia đình, bản thân hay kích thước khối u mà sẽ có hướng xử trí tương xứng. VD: chỉ FNA (sinh thiết bằng kim nhỏ), sinh thiêt lõi hay bóc trọn khối u,…. hay chỉ đơn thuần theo dõi từ 6 tháng đến 1 năm.
Trong trường hợp của em, có thể chỉ cần theo dõi thêm, tuy nhiên do em vẫn không cung cấp một số chi tiết liên quan như: tuổi; tiền căn gia đình,… nên cũng thật khó để khuyên cụ thể. Vậy nên, tốt nhất em nên tuân thủ theo y lệnh của BS và tái khám theo hẹn là có thể yên tâm.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào bạn
Bạn có thể đến Bệnh viện Da Liễu để bác sĩ khám, tư vấn, và xét nghiệm để điều trị bệnh sớm nha
Thân mến
CN. Lê Đào Minh Châu
P. Công nghệ thông tin
Chào em
Tính chất kinh nguyệt của vài kỳ kinh sau sau phá thai bằng thuốc sẽ thay đổi khác nhau ở từng phụ nữ. Việc ảnh hưởng sức khỏe sinh sản về sau hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có sự đáp ứng về nội tiết của từng phụ nữ. Em cần chú ý áp dụng biện pháp tránh thai ngay nếu chưa có kế hoạch sanh con.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
K. Kế hoạch gia đình
Chào bạn
Khoảng 2 tháng sau khi tiêm thuốc này bạn có thể có thai được
ThS. BS. Phan Thanh Bình
K. Chăm sóc trước sinh
Chào bạn
Trong 3 tháng đầu có khả năng thai ngưng phát triển khỏang 10% và không rõ lý do. Tốt nhất bạn quên chuyện cũ, cố gắng tập thể dục, ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và sau khoảng 3 tháng sau bạn có thể có thai lại, chúc may mắn.
ThS. BS. Phan Thanh Bình
K. Chăm sóc trước sinh
Chào em
Em nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm beta HCG để biết chính xác là có thai thay không?
Thân mến
CN. Lê Đào Minh Châu
P. Công nghệ thông tin
Chào bạn
Xin lỗi vì phản hồi châm trể do lượng câu hỏi quá lớn. Trong cas của bạn, không thấy bạn cung cấp một số chi tiết có liên quan, VD: lúc sinh bạn có giảm đau SK? Bạn đã sinh con được bao lâu? Cảm giác tê đó có giảm dần theo thời gian?....Vậy nên, bạn nên tái khám sớm để các BS có thể đánh giá tình trạng cụ thể của mình để có lời tư vấn phù hợp.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa