Sức khỏe
Hỏi - 12/01/2014
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Hỏi - 12/01/2014
Trả lời
Nếu tuổi thai của bạn là 26.5 tuần (dựa theo ngày dự sanh đã được xác định từ siêu âm quý 1), các số đo trên là phù hợp. Dây rốn quấn cổ không là dấu chỉ báo thai nhi đang nguy hiểm. Cách duy nhất để theo dõi thai khỏe mạnh hay không là theo dõi thai máy; Bác sĩ cũng không thể can thiệp gì để tháo xoắn. Vấn để là khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung dồn dập sẽ gây hiện tượng chèn ép rốn và làm thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này, nhân viên y tế, các bác sĩ và Nữ hộ sinh sẽ có cách theo dõi biểu đồ tim thai và nhận biết khi nào nguy hiểm.
3 tháng cuối, bình thường thai kỳ cũng có những cơn gò tử cung sinh lý gọi là cơn gò Braxton Hicks; với tính chất là không đều đặn, kéo dài ngắn, không gây biến đổi ở cổ tử cung (Bác sĩ sẽ khám và đánh giá chuyện này), thường chỉ <10 cơn/ngày.
Dây rốn quấn cổ và cơn gò sinh lý như vậy không có mối liên quan với nhau hay chỉ điểm cho bất thường gì đặc hiệu.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
My Ly thân mến,
Bình thường, rụng trứng thường xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ, trước ngày hành kinh 14 ngày, tuy nhiên rụng trứng vẫn có thể xảy ra bất cú thời điểm nào của chu kỳ, do vậy em có thể mang thai nếu quan hệ không được bảo vệ. Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có hiệu quả khoảng 75%, chỉ nên dùng trong những trường hợp thật đột xuất. Nếu em quan hệ thường xuyên thì nên dùng thuốc tránh thai vĩ uống mỗi ngày em ạ.Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Chào chị, Cefotaxim, về nguy cơ dùng thuốc trong thai kỳ được xếp mức độ B: nghĩa là các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau).
Có tài liệu ghi nhận khả năng thuốc đi qua nhau thai trong 3 tháng giữa thai kỳ.
Như vậy, thuốc không phải là chống chỉ định tuyệt đối trong thai kỳ, chị đừng quá lo lắng, sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Phụ nữ mang thai nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chị nên khám thai định kỳ để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi.
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ds. Huỳnh Thị Hồng Gấm
Khoa Dược- BV. Từ Dũ
Em nên đi khám thai để bác sĩ cho làm các xét nghiệm cần thiết em ạ. Xét nghiệm đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Vào ngày 25/12 kết quả siêu âm 7 tuần. Đến 11/1 thì thai em là 9 tuần 3 ngày tuổi, như vậy phải có phôi thai và tim thai. Kết quả siêu âm ngày 11/1 chứng tỏ là thai đã ngưng tiến triển từ lâu (ít nhất ừa 10 ngày trước). Em không nên để kéo dài thêm vì không cần thiết, ngược lại có thể ảnh hưởng đến chức năng đông máu.
Muốn xác định nguyên nhân thai lưu cần làm xét nghiệm cho cả hai vợ chồng, về sức khỏe tổng quát, tình trạng nhiễm trùng bào thai, kiểm tra nhiễm sắc thể, … Mà ngay cả sau khi xét nghiệm tất cả vẫn chỉ tìm được khoảng 75% nguyên nhân mà thôi. Còn đến 25% không tìm thấy nguyên nhân.
Yolk sac là túi noãn hoàng, là bộ phận nuôi dưỡng bào thai giai đoạn sớm. Vai trò này sẽ mất đi khi bánh nhau xuất hiện và thay thế.
Thai lưu nhỏ nên em có thể hút thai về trong ngày với điều kiện xét nghiệm đông máu trong giới hạn bình thường và sức khỏe cho phép. Nếu nhập viện để hút thai thì thời gian nằm viện khoảng 2 - 3 ngày. Nếu dùng thuốc để bỏ thai thì không cần nằm viện và thời gian ra huyết + theo dõi dài ngày hơn. Chế độ nghỉ sau hút thai lưu 7 tuần là 20 ngày.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Fercalmin là một thuốc bổ tổng hợp, chứa sắt, calci, acid folic và các thành phần khác. Thuốc có thể dùng cho phụ nữ mang thai để bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết trong thai kỳ. Với womancaps, bạn có thể tham khảo các thông tin cần biết trong tờ thông tin kê toa đính kèm sản phẩm.
Khi mang thai, tốt nhất là bạn nên đi khám thai theo định kỳ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang
Khoa Dược – BV Từ Dũ