sau khi phá thai
Hỏi - 30/03/2012
BS.CKII. Dương Phương Mai
Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 30/03/2012
Trả lời
BS.CKII. Dương Phương Mai
Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ
Trước hết em đi khám phụ khoa tổng quát, nói rõ ý định mong con trong hơn 4 tháng qua cho bác sĩ biết để có thể định hướng các chỉ định cần thiết. Sau đó, tuỳ theo kết quả, em sẽ được khuyên khám và tư vấn tiền thai tại Đơn vị Chẩn đoán Trước Sinh của bệnh viện.
Thứ 7 bệnh viện có khám dịch vụ hẹn giờ tại BV.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thông thường, dây rốn quấn cổ là một tình trạng mang tính chất tạm thời ngay tại thời điểm siêu âm. Thai nhi nằm trong buồng tử cung là một vật thể cử động trong môi trường nước nên tình trạng này có thể thay đổi theo thời gian: có trường hợp dây rốn sẽ rời khỏi vùng cổ thai nhi ngay khi siêu âm xong, hoặc dây rốn sẽ quấn thêm nữa…
Trên thực tế, điều quan trọng là bà mẹ sẽ theo dõi cử động của thai nhi để gian tiếp đánh giá sức khoẻ của thai. Khi đi khám thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách theo dõi cử động thai.
Dây rốn quấn cổ không phải là một chỉ định phải mổ lấy thai. Nhiều trường hợp vẫn sinh con tự nhiên theo ngả âm đạo và lúc đó mới phát hiện là có dây rốn quấn cổ thai nhi.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thai em mới hơn 12 tuần thì vị trí bánh nhau còn thay đổi nhiều; thường thì khi tử cung lớn dần lên, bánh nhau sẽ được kéo cao về phía đáy tử cung. Nếu nhau “bám qua lỗ trong cổ tử cung” thì đúng là một dạng của nhau tiền đạo. Tuy nhiên, chẩn đoán này chỉ thực sự có ý nghĩa khi thai đã lớn, ít nhất từ tuần 28 trở lên. Em không nên quá lo lắng khi thai mới 12-13 tuần. Em cần nghỉ ngơi, quan hệ tình dục cần nhẹ nhàng, không làm việc nặng hoặc có những động tác như rướn người lên cao, chạy nhảy… em nhé.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Nhân xơ/u xơ tử cung khi đang mang thai thì tuỳ theo vị trí, kích thước, tuổi thai... sẽ có hướng xử trí thích hợp. Lần trước khám không có, lần này phát hiện cũng là việc bình thường mà, có lẽ do bây giờ kích thước nhân xơ mới đủ lớn để nhìn thấy. Em đã đi khám thai và nghe bác sĩ giải thích rồi. Em cần bình tĩnh, theo dõi tiếp trong thai kỳ và sau sanh. Không nên quá lo lắng vô ích sẽ ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thai em 34 tuần, bị phù từ tháng thứ 5, kết quả đạm niệu âm tính và không có cao huyết áp thì có thể phù chỉ là do sự chèn ép hệ mạch máu chi dưới khi tử cung lớn. Bác sĩ cho xét nghiệm nước tiểu để tìm thêm dấu hiệu của tiền sản giật (với các dấu hiệu cao huyết áp, đạm niệu, phù có hoặc không).
Orifixim là một loại kháng sinh. Bác sĩ kê toa thuốc này có thể do kết quả xét nghiệm cho thấy có máu trong nước tiểu, nên nghi ngờ về nhiễm trùng tiểu.
Em có thể tiếp tục theo hướng dẫn của bác sĩ và khám thai định kỳ để theo dõi tiếp thai kỳ nhe. Chúc vui.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Cùng với kết quả siêu âm độ mờ da gáy này, em còn chờ kết quả xét nghiệm máu double test để có tư vấn thích hợp. Em năm nay 38 tuổi nên nguy cơ của tuổi mẹ đối với một số dị tật bẩm sinh nhất định sẽ tương đối cao hơn nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi. Tùy thuộc kết quả double test, bác sĩ sẽ tư vấn tiếp cho em về các xét nghiệm tầm soát tiếp theo như tư vấn chọc ối.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
BS.CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Trước khi tiêm phòng, nhân viên y tế sẽ tư vấn cho em các thông tin về từng loại vaccin tiêm phòng cụ thể, kể cả các vấn đề liên quan thai kỳ.
Sau khi bị thai lưu, hai vợ chồng nên đi khám ở cơ sở y tế để tổng kiểm tra sức khoẻ và tư vấn cụ thể về thời gian nên ngừa thai trước khi có thai lại, chế độ ăn uống hoặc bổ sung các vi chất, nếu cần để chuẩn bị cho lần thai sau bạn có thể đến Đơn vị Chẩn đoán Tiền sản Bệnh viện Từ dũ để khám tồng quát sau khi sạch thai lưu.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em đang mang thai 9 tuần, có triệu chứng về dịch âm đạo bất thường (đục, nhiều, lẫm dịch hồng như máu) và tiền căn sanh non 2 lần; khi đi khám thai em phải khai đầy đủ thông tin cho bác sĩ khám biết và sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng âm đạo của em có viêm nhiễm thực sự hay không; từ đó có xử trí thích hợp.
Tiền căn sanh non 2 lần với lần sau có tuổi thai nhỏ hơn lần đầu, gợi ý đến bệnh lý hở eo tử cung. Đến kỳ tái khám lần sau (khoảng thai 12-13 tuần) em sẽ được cho làm thêm siêu âm đo đường kính lỗ trong và chiều dài kênh cổ tử cung để xác định chẩn đoán và mức độ hở eo tử cung. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định xử trí tiếp theo.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mang thai vẫn có thể điều trị với những thuốc phù hợp do bác sĩ chỉ định mà không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.
Hiện thai của em 8 tuần, theo kết qủa xét nghiệm Rubella này thì em đã có miễn dịch đối với Rubella. Miễn dịch này có được do chích ngừa (không biết em đã từng chích ngừa rubella chưa?) hoặc do nhiễm tự nhiên và thời điểm nhiễm nhiều khả năng là trước khi mang thai. Do đó, em có thể tiếp tục thai kỳ, khám và làm các xét nghiệm tầm soát tiền sản theo chỉ định của bác sĩ sản khoa để xác định tình trạng sức khoẻ của thai nhi như các bà mẹ khác.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Kết quả xét nghiệm của em hiện tại chứng tỏ em đã có miễn dịch với cả Rubella, Toxoplasma và CMV; nhưng không rõ thời điểm nhiễm cấp nên không thể kết luận về nguyên nhân gây thai lưu. Về đường huyết, em có tình trạng rối loạn dung nạp đường. Cần khám thêm ở bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được tư vấn thích hợp.
Nguyên nhân của thai lưu thường khó xác định chính xác. Nhiễm khuẩn bào thai (thể hiện một phần qua các xét nghiệm em đã làm) là một nhóm nguyên nhân. Ngoài ra, có thể do nguyên nhân dinh dưỡng, nghĩa là do chất lượng trứng và/hoặc tinh trùng chưa tốt. Cả hai vợ chồng nên bàn biện pháp ngừa thai trong ít nhất 2-3 tháng sắp đến để đường sinh dục của em trở về bình thường sau khi sạch thai lưu. Trong thời gian đó, cà hai vợ chồng cũng cần ăn uống bồi dưỡng và dùng bổ sung thêm một số vi chất, nếu cần, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc may mắn lần kế tiếp nhe.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, do tình trạng tăng cường hệ mạch máu vùng chậu và tử cung sẽ lớn dần lên nên người phụ nữ thường có cảm giác lâm râm hạ vị và hơi căng bụng.
Thai của em hiện tại đã 33 tuần, những cơn “bụng cứng” như em mô tả có thể là cơn gò tử cung, trong y khoa gọi là cơn gò Braxton Hicks. Đây là những cơn gò không dẫn đến chuyển dạ thật sự.
Tuy nhiên, nếu cơn gò nhiều và gây khó chịu thì em nên đi khám để bác sĩ đo cường độ và tần số chính xác của cơn gò, nhằm loại trừ chẩn đoán dọa sanh non. Từ đó, mới có hướng dẫn điều trị thích hợp.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn có thể đến khám tại Đơn vị chẩn đoán trước sanh, Bệnh viện Từ Dũ. Phòng khám hoạt động từ 6g sáng đến 5g chiều. Bạn có thể liên hệ khám hẹn giờ qua tổng đài điện thoại 1081.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ