Ốm khi mang thai
Hỏi - 22/07/2013
BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Hỏi - 22/07/2013
Trả lời
Bạn có thể uống ít lại và tăng dần, lên. Nên dùng thêm sữa chua để tăng cường men tiêu hóa bạn ạ.
Bạn đang mang thai mà đau nhói ở vùng âm đạo thi nên đến bác sĩ khám bạn ạ.
Bạn đã sinh 2 bé nhưng không nhớ giờ chính xác của 2 cháu. Bạn nên đến phòng Kế hoạch tổng hợp - Lầu 1 - Khu D và mang theo giấy tờ của bệnh viện gặp cô Nguyễn Thị Phương Anh để được hướng dẫn thêm.
Thân mến.
CV. Nguyễn Thị Phương Anh
Phòng KHTH - BV Từ Dũ
Chào em
Kết quả này không nói lên hiện tượng canxi hoá nhau thai. Em yên tâm dưỡng thai và khám thai đầy đủ theo hẹn.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Sau khi em chích ngừa rubella hiệu quả thì xét nghiệm máu IgG rubella sẽ dương tính hầu như đến cuối đời vì kháng thể rubella tồn tại và bảo vệ lâu dài. Do đó, em không có gì phải lo lắng về rubella với kết quả này cả.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Trường hợp của em là vỡ ối non ở tuổi thai nhỏ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây vỡ ối non trong thai kỳ tuỳ theo tuổi thai. Với tuổi thai nhỏ, vỡ ối non có thể do viêm màng ối thường do nhiễm trùng ở âm hộ, âm đạo, hở eo tử cung… Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể xác định chắc chắn nguyên nhân vỡ ối non.
Chị chưa rõ là tại sao thai 24 tuần mà phải mổ?
Sau một lần hư thai hay sanh cực non thì người phụ nữ cần nghỉ ngơi ít nhất là 2-3 tháng để hồi phục lại sức khoẻ thể chất và tâm lý. Sau đó, đi khám sức khoẻ tổng quát trước khi mangt hai để được bác sĩ tư vấn thời điểm mang thai tốt nhất.
ThS. BS. Ngô Thị YênNếu kết quả xét nghiệm này làm khi em bị cảm sốt thì em không bị rubella ở lần cảm sốt này. Trị số IgG dương tính ở cả 2 lần xét nghiệm cách nhau 1 tuần là dấu hiệu cho thấy em đã có kháng thể của Rubella từ trước đó. Em có thể yên tâm ở thai kỳ này về rubella.
Thật sự chị chưa thể hiểu một cách chính xác về chẩn đoán “thai nằm dưới tử cung” như em nêu. Do đó, rất tiếc là không thể tư vấn thêm cho em được. Em có thể đến khám lại tại chính bác sĩ đã khám cho em lần trước để tư vấn và hỏi lại cụ thể về chẩn đoán nhé.
ThS. BS. Ngô Thị YênChào em
Em cần mang ngay kết quả này đến bác sĩ khám thai hoặc đến khám tại Đơn vị Chẩn đoán Trước Sinh để được hỏi thêm một số thông tin: em làm xét nghiệm ở cùng 1 phòng xét nghiệm hay sao? Có cùng 1 máy hay 2 máy đọc kết quả của 2 lần? Phương pháp thử 2 lần có khác nhau không? Bệnh sử phát ban hay dấu hiệu cảm cúm…
Các thông tin này cần chính xác thì sự tư vấn mới phù hợp được.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào chị
Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết sẽ tư vấn thêm cho chị, kể cả việc có cần làm lại xét nghiệm hay không. Chị nên đi khám ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy để có hướng dẫn kịp thời về việc điều trị hay chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống. Lịch khám thai có thể linh hoạt tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào cả quá trình mang thai và khám thai của từng thai phụ.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Cảm giác trằn nặng bụng dưới do chủ quan? Gò tử cung? Hay cử động thai? Rất dễ lẫn lộn, nhất là ở người mang thai lần đầu như em. Tuy nhiên, bằng động tác gắn máy monitor theo dõi, bác sĩ sẽ phân biệt cảm giác như em mô tả có đúng là cơn gò tử cung hay chỉ là cảm giác chủ quan của bà mẹ. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn và dặn dò cụ thể cho em.
Chào em
Em cần đến tái khám thai vào 10 ngày sau để được kiểm tra và tư vấn cụ thể trên cơ sở xem xét toàn bộ hồ sơ khám thai của cả thai kỳ cũng như các dấu chứng ghi nhận được qua thăm khám nữa.
Trước mắt, em cần theo dõi cử động thai mỗi ngày, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Có vài cách để xác định thể tích nước ối trong thai kỳ. Trị số bình thường có thể thay đổi theo tuổi thai. Bác sĩ siêu âm sẽ dựa vào một trong những cách này để kết luận về tình trạng nước ối.
Đa ối mới phát hiện ở tuổi thai 33 tuần thuộc trường hợp đa ối mạn. Có nhiều nguyên nhân gây ra đa ối mạn như do mẹ (các bệnh lý nội khoa- tiểu đường, thiếu máu; do bệnh nhiễm trùng như giang mai, cytomegalovirus, toxoplasma; hội chứng tiền sản giật-sản giật; bất đồng nhóm máu mẹ- con…) hoặc do thai như đa thai, dị tật bẩm sinh, bất thường bánh nhau và dây rốn…
Tuỳ theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có hướng dẫn phù hợp.
Với tuổi thai 33 tuần và đa ối như em, điều quan trọng là hạn chế đi lại vì nguy cơ cao sanh non, vỡ ối non…khi thai còn non tháng sẽ ảnh hưởng đến tiên lượng bé sơ sinh, chưa kể các nguyên nhân gốc gây ra đa ối.
Em cần làm thêm xét nghiệm bêta hCG trong máu để xác định chắc chắn về tình trạng có thai hay không. Từ đó, mới có chẩn đoán chắc chắn là thai hay chỉ là rối loạn kinh nguyệt.
Con nên đến khám tại cơ sở sản khoa có uy tín để xác định nguyên nhân vô kinh hiện tại.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thai hư liến tiếp 2 lần như trường hợp của em. Em có thể đến khám ngay tại Đơn vị Chẩn đoán Trước sinh để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Có thể sẽ làm thêm một số xét nghiệm về di truyền học. Chi phí thay đổi theo từng người, có thể dao động từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.
Thông thường, sau hư thai người phụ nữ cần nghỉ ngơi một thời gian ít nhất là 2- 3 tháng để cơ thể hồi phục sức khoẻ hoàn toàn về thể chất và tâm lý. Ngoài ra, tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của em, bác sĩ sẽ khuyến cáo thời điểm mang thai lại tốt nhất.