Đa ối
Hỏi - 22/09/2012
Thai 25 tuần có thể đi máy bay được, em nên xuống BV vào giờ hành chính trong tuần tới thẳng phòng khám tiền sản bên khu dịch vụ để được tư vấn thêm.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Hỏi - 22/09/2012
Trả lời
Thai 25 tuần có thể đi máy bay được, em nên xuống BV vào giờ hành chính trong tuần tới thẳng phòng khám tiền sản bên khu dịch vụ để được tư vấn thêm.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Để xác định có thai trong trường hợp này theo tôi em cần thử máu sẽ chính xác hơn và sẽ dễ theo dõi diễn biến của thai có tốt hay không, thử que đôi khi cho tình trạng dương tính giả. Nếu không đau bụng, không ra huyết âm đạo thì 1 tuần sau em có thể siêu âm lại kiểm tra thai đã nằm trong TC hay chưa.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
vivi Chào Bác Sĩ, |
Nhịp đập của động mạch chủ bụng trùng khớp với nhịp tim. Trung bình nhịp tim người lớn khoảng từ 60 – 90 lần/phút, nhịp tim thai nhi khoảng 120 – 160 lần/phút. Với nhịp khoảng 24 – 27 lần/phút có lẽ là những cử động gõ nhịp của thai nhi. Những cử động như thế sẽ không kéo dài như nhịp tim.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Thai của em 29 tuần, cân nặng: 1300gr là bình thường, dây rốn quấn cổ là chuyện không có gì mà ầm ĩ, hôm nay thai 29 tuần thì khi sang tuần 30 có thể em bé đã nằm ở tư thế khác và không có DRQC, điều quan trong là em phải theo dõi cử động thai mỗi ngày. Có một số DTBS có thể phát hiện khi thai < 23 tuần và khi thai lớn sẽ không nhìn thấy vì vậy bác sĩ ghi "vì tuổi thai lớn nên hạn chế khảo sát hình thái học thai nhi ". Uống sữa tươi mỗi ngày nhé.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Có thai là cả một quá trình tự nhiên để duy trì nòi giống, em nôn nóng có thai lại là chuyện bình thường nhưng theo tôi em phải thật bình tĩnh đùng nôn nóng quá hãy để ít nhất 3 tháng sau hư thaihãy có thai lại, cho nội mạc của TC trở lại những chu kỳ bình thường lúc đó có thai lại chưa muộn. Nếu không thì có khả năng hư thai nữa. Em có thể uống Axit Folic được trong thời gian chờ đợi để có thai. Khám phụ khoa thường vào lúc sau sạch kinh.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Khi ra nước âm đạo mà ko phải là nước ối thường do viêm nhiễm âm đạo vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế để khám và làm các xét nghiệm cần thiết xác định nguyên nhân gây huyết trắng để được điều trị tận gốc nhằm làm sạch âm đạo trước khi sanh.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Độ trưởng thành của bánh nhau gồm 4 phân độ: 0, I, II, III. Tùy theo tuổi thai mà có sự phát triển tương ứng với bánh nhau, thai của bạn 31 tuần nhau độ II là bình thường, bạn không cần phải lo lắng quá, bạn có thể uống thêm sữa tươi để đảm bảo sự tăng trọng lượng của bé.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thai của em được 34 tuần nếu sanh trong thời điểm này thì còn non vì vậy trong thời điểm này em sinh hoạt đi lại bình thường. Đến 36 tuần khi ngôi thai dần chúc đầu vào khung chậu thì em có thể đi bộ để dễ sanh. Những nốt trên âm hộ muốn biết loại gì thì em báo cho bs khám thai biết họ sẽ kiểm tra giúp em.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ
Chị có thai 8 tuần 2 thai, theo như chị mô tả trên siêu âm thì một thai đã ngưng phát triển ở giai đoạn sớm còn một thai vẫn phát triển, nói chung thì trong trường hợp này thai hư có thể không ảnh hưởng tới thai đang phát triển, tuy nhiên cũng không loại trừ được tình trạng thai đang phát triển cũng thuộc loại không tốt có thể hư bất cứ lúc nào. Thai đã hư còn nằm trong TC trong trường hợp này thì không có gì nguy hiểm vì nó còn quá bé để có thể gây ra các biến chứng giống như thai đủ tháng bị lưu. Hiện tại chị không phải làm gì cả, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, khám thai theo lịch hẹn và có gì không hiểu thì cứ hỏi bác sĩ của mình họ sẽ giải thích thêm.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ
Với các số đo như vậy trong khi thai ở tuần thứ 34 - 35, bách phân vị 17 là thai nhỏ hơn bình thường một chút, nước ối bình thường nhưng không phải nhiều ( với điều kiện đo phải thật chính xác). Các chỉ số doppler bình thường. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể uống cả lít sữa tươi mỗi ngày có thể kèm thêm nước dừa, nước lọc..., nên uống sữa không đường để trành tình trạng đường dung nạp vào cơ thể của mẹ quá nhiều. Hàng ngày bạn phải chú ý tình trạng cử đông thai, điều này áp dụng cho tất cả các thai kỳ từ tuần 30 trở lên. Sau 3 tuần bạn siêu âm kiểm tra lại xem tình trạng cân nặng của thai.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ
Khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung thường xuất hiện những cơ gò sinh lý còn gọi là cơn gò Braxton Hick. Cơn gò này không nhiều và không gây đau cũng như không ảnh hưởng đến thai kỳ. Nếu bạn thấy cơn gò nhiều và gây đau bạn nên đến bệnh viện khám. Những cơn gò tử cung gây đau có thể gây chuyển dạ sanh non đấy bạn ạ.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Xin chia buồn cùng bạn qua kết quả 2 lần mang thai trước đây.
Để chuẩn bị mang thai tốt, hai vợ chồng bạn cần:
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Lần trước bạn mổ vì nhau tiền đạo, lần mang thai này bạn vẫn có thể sinh ngả âm đạo. Điều kiện sinh ngả âm đạo khi:
Như vậy, phải đến cuối thai kỳ bác sĩ mới đánh giá khả năng sinh ngả âm đạo của bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Vợ em đã được chích ngừa Rubella vào tháng 7/2011 nên xét nghiệm ngày 14/9/2012:
- IgM tồn tại lâu sau lần chích ngừa trước
- Bị tái nhiễm rubella ở người đã chích ngừa (chích ngừa được tính là nhiễm rubella chủ động)
Trong cả hai trường hợp thì nguy cơ cho thai nhi là rất thấp.
Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Rodogyl là tên thương mại của Spiramycin - là một kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Alphachoay là một thuốc kháng viêm. Theo các nghiên cứu đã được công bố, cả hai thuốc này không có nguy cơ cao đối với thai nhi. Tuy nhiên, sự phát triển thai kỳ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có cả yếu tố tâm lý của bà mẹ. Do đó, em không nên quá lo lắng và cần đi khám thai định kỳ để được làm các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh cần thiết.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thai kỳ có thể gây nên những cơn nhịp nhanh như bạn đã mô tả. Tình trạng nhịp nhanh này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được hướng dẫn điều trị về tình trạng cơn nhịp nhanh.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Bất sản xương mũi (không quan sát thấy xương mũi) là dấu chứng mạnh nghĩ đến bé bị hội chứng Down. Xương mũi ngắn (<3mm ở tuổi thai 21 tuần) là dấu chứng của hội chứng Down (yếu hơn so với bất sản xương mũi). Xét nghiệm sàng lọc triple test của bạn (hội chứng Down, trisomy 18, khuyết tật ống thần kinh) cho thấy nguy cơ thấp và chiều dài xương mũi 4,5 – 5mm chưa nghĩ đến hội chứng Down. Bé có thể giống bố hoặc mẹ về hình dáng của mũi. Đặc điểm của người Việt Nam chúng ta là mũi tẹt nên bạn đừng quá lo lắng.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Thận phải thai nhi ứ nước độ 3 là có hiện tượng dãn đài bể thận, có sự tắc nghẽn từ phần niệu quản bên dưới. Tuy nhiên, thể tích ối bình thường chứng tỏ thận trái vẫn hoạt động tốt và sức khỏe bé chưa bị ảnh hưởng đáng kể. Thời gian phát hiện gần đây (sau tuần lễ thứ 32) nên tiên lượng là tốt. Sau sinh, bạn cho bé khám tại bệnh viện Nhi Đồng I hoặc Nhi Đồng II. Các bác sĩ chuyên khoa Nhi sẽ đánh giá lại tình trạng của bé và quyết định điều trị sau đó.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Theo cấu trúc giải phẫu, tử cung mang thai nằm trước các mạch máu lớn vùng bụng, đó là động mạch chủ bụng (có lớp cơ thành mạch bền chắc, khó bị đè ép) nằm bên trái và tĩnh mạch chủ bụng (lớp cơ thành mạch mềm và dễ bị chèn ép) bên phải. Khi thai phụ nằm ngửa, tử cung mang thai to đè lên tĩnh mạch chủ bụng cản trở lượng máu từ chi dưới trở về tim, từ đó ảnh hưởng đến lượng máu đến tử cung và thai nhi bị thiếu máu hậu quả cuối cùng là suy thai. Khi tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép, máu về tim thiếu nên lượng máu đến não mẹ cũng giảm và người mẹ cảm thấy chóng mặt, ngạt, khó thở. Do vậy, các thầy thuốc thường khuyên thai phụ nằm nghiêng bên trái. Tuy nhiên, nếu các chị em nằm nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa vẫn thấy dễ chịu thì không ảnh hưởng đến việc chèn ép này và không gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai. Em có thể nằm ở tư thế ưa thích khi thấy thoải mái dễ chịu.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ