tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
28tháng 06

Chào em,

Nếu sau khi dùng thuốc em vẫn thấy các triệu chứng không giảm thì em nên trở lại để Bác sĩ khám và đánh giá lại tình trạng của em. Nếu lo lắng nhiều quá sẽ ảnh hưởng không tốt cho cả em và thai nhi.

Chúc em mau khỏe!

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Sản phụ khi lên bàn sanh nghĩa là đã vào giai đoạn chuyển dạ hoạt động, cổ tử cung đã mở được 4cm, đối với người đã sinh non thì CTC sẽ mở với tốc độ tối thiểu 1.5cm mỗi giờ, còn con đầu lòng thì CTC sẽ mở chậm hơn tối thiểu 1.2cm/giờ, thời gian trung bình pha hoạt động là 4,9 giờ.

Sau khi CTC mở toàn bộ (10cm), thì sẽ đến giai đoạn sanh con (giai đoạn sổ thai) thời gian sanh con là 50 phút đối với con so và 20 phút đối với con rạ.

Nên tổng thời gian từ lúc chuyển dạ hoạt động đến lúc sanh có thể thay đổi từ 4-6 giờ tùy thuộc vào số lần sanh và cuộc chuyển dạ.

Những trường hợp bất thường về cổ tử cung, về cơn gò chuyển dạ, về thai hay do mẹ rặn yếu...thì thời gian sanh sẽ kéo dài hơn. Đội ngũ NHS và bác sĩ của bệnh viện sẽ có theo dõi sát và xử trí kịp thời các trường hợp bất thường này.

BS. Phạm Thanh Hải
Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ
20tháng 06

Bạn Châm thân mến, 

Xét nghiệm Rubella được thực hiện thường qui ở thai phụ khám lần đầu tiên khi đã có tim thai, thường khỏang 7 – 8 tuần. 

Không thực hiện xét nghiệm rubella nếu thai > 16 tuần trừ phi trước đó thai phụ có triệu chứng sốt phát ban hoặc có  tiếp xúc với người nhiễm rubella cấp.

Với thai phụ đã tiêm ngừa rubella rồi thì cũngì không làm xét nghiệm nữa.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

20tháng 06

Bạn Duong thân mến, 

Khâu eo tử cung là thủ thuật khâu vòng eo tử cung bằng chỉ Mercilene nhằm dự phòng sẩy thai. Khâu eo tử cung được thực hiện khi có hở eo tử cung qua chẩn đoán hình ảnh (siêu âm thấy chiều dài kênh cổ tử cung ≤ 25mm, đường kính lỗ trong cổ tử cung ≥ 8mm); hoặc dựa vào tiền căn sẩy thai với tính chất đặc biệt của hở eo (sẩy thai liên tiếp 2- 3 lần trở lên, tuổi thai nằm 3 tháng giữa thai kỳ, tuổi thai sẩy lần sau nhỏ hơn lần trước, sẩy nhanh, thai khi sẩy là còn sống nhưng  vì quá non tháng nên sau đó mất đi). Thời điểm khâu eo là 14 - 18 tuần tuổi thai và nên trước tuổi thai sẩy sau cùng.

Khâu eo tử cung có một số nguy cơ như: sẩy thai, nhiễm trùng, xuất huyết và ngay cả sau khi khâu eo rồi thai phụ vẫn nên tiếp tục dưỡng thai, đi lại làm việc hết sức nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều. Nếu bạn không có tiền căn sẩy thai liên tiếp và trên lâm sàng cũng như hình ảnh siêu âm không ghi nhận gì bất thường thì không cần phải khâu eo.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Sim Vo thân mến, 

Với tuổi thai 21 tuần các số đo siêu âm như trên là bình thường. Vị trí nhau bám nhóm 1 khi bờ trên bánh nhau vượt qua vị trí đáy tử cung hoặc ở ngay đáy. Nhóm 2 khi bờ trên bánh nhau vượt lên trên ½ thân thử cung hoặc ở ngang thân. Nhìn chung nhóm 2 thì bờ dưới bánh nhau thấp  hơn nhóm 1. Khi thai lớn lên, tử cung sẽ tăng kích thước và vị trí nhau bám cũng sẽ thay đổi tương đối, vì vậy có sự thay đổi từ nhóm 2 sang nhóm 1 là bình thường. Thân ái chào bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Lan Anh thân mến, 

Bạn đã có kháng thể bảo vệ bệnh rubella thì không đáng ngại khi mang thai lần này. Chồng bạn nhiễm rubella cấp có thể lây nhiễm cho bạn và bạn có khả năng bị tái nhiễm. Tuy nhiên tỉ lệ dị tật bẩm sinh thai nhi nếu bạn tái nhiễm ở tuổi thai < 12 tuần ước tính khoảng 8%. Trong khi đó nếu bạn nhiễm lần đầu khi thai < 12 tuần thì nguy cơ dị tật thai nhi lên đến 90%.

Virus rubella qua nhau đến thai nhi và gây nguy hại cho thai, nếu người chồng bị nhiễm thì không gây bệnh trực tiếp cho thai, nếu có thì lây qua người vợ và sang bé.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Ngân Hà thân mến, 

Với kết quả xét nghiệm trên chứng tỏ là bạn đã từng nhiễm rubella trước đây và hiện giờ đã có kháng thể bảo vệ. Vì IgM âm tính và bạn hoàn toàn không ghi nhận về triệu chứng sốt phát ban trước đó nên nghĩ nhiều khả năng là bạn đã nhiễm trước khi mang thai, như vậy bạn có thể tiếp tục thai kỳ.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

20tháng 06

Bạn Vi Dung thân mến, 

Bạn xác định thời gian nhiễm rubella trước ngày hành kinh, như vậy thì bạn có thể  yên tâm về thai kỳ lần này. Theo các nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ nhiễm trước thời điểm rụng trứng sẽ không tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bạn có thể tiếp tục thai kỳ và đừng quên khám thai và làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ nhé. Chúc bạn và bé khỏe.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn

Thường sau khi nạo thai bạn nên để từ 3-6 tháng mới có thai lại.

Bạn có thể chích ngừa Rubella, Sởi, Quai bị, sau khi chích ngừa 3 tháng mới để có thai.

Trước khi chích ngừa Rubella bạn nên thử máu để xem đã nhiễm Rubella chưa.

Trường hợp của bạn đang uống thuốc động kin nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa của bạn về thời gian mang thai 

Thân ái.

BS. CKII. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ 

 

Chào em 

Bạn em mang thai 1 tháng uống Pefloxacin 400mg và Metronidazol 250mg. Hai loại thuốc này có ảnh hưởng lên thai hay không tùy thuộc vào lượng thuốc nhiều hay ít và uống trong thời gian bao lâu. Em nên đưa bạn đi khám để được tư vấn thêm.

 
BS. CKII. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ 

 

 Chào em,
    
- Tuổi thai được tính theo ngày kinh chót (nếu CK kinh đều), được  tính theo siêu âm của 3 tháng đầu thai kỳ, kết luận thai bao nhiêu tuần của siêu âm dựa vào các chỉ số đo được khi đo thai, như vậy nếu thai em to con, bé dài đòn, có thể tuổi thai hơi lớn hơn bình thường, ngược lại, nếu thai nhỏ con, các số đo nhỏ, siêu âm có thể kết luận tuổi thai nhỏ hơn bình thường một chút, tuy nhiên siêu âm trong 3 tháng đầu, sự chênh lệch về các số đo là ít nhất, nên được chọn để tính tuổi thai cho thai phụ
     
- Tuổi thai theo siêu âm của em là tương xứng
     
- Nếu lỡ bỏ qua giai đoạn làm Double test, em cần làm Triple test.
     
- Nếu đã nhiễm Rubella ở lần mang thai đầu, đã có kháng thể bảo vệ, thì lần sau em có thai không sao. Tuy nhiên cần nhấn mạnh em là: phải chắc chắn lần đầu nhiễm Rubella, chắc chắn đã có kháng thể bảo vệ.(vì trong thư em nói khi sốt phát ban em được chẩn đoán sốt xuất huyết, sốt Rubella???)
     
- Nếu uống Obimin hợp thì không cần đổi thuốc khác.Nếu muốn uống thuốc thích hợp thì cần dựa vào tuổi thai, cân nặng, kết quả XN máu của em, các triệu chứng kèm theo của em...(ví du: có thiếu máu nhiều không? Có hay bị vọp bẻ không? Có thiếu hay thừa cân không....)
   
BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ 

 

 Chào em,
   
- Thông tin em đưa ra quá thiếu: m có làm xét nghiệm máu không? Kết quả thế nào? Em có làm Double test, Triple test không? Kết quả thếnào?...
   
- Tốt nhất hãy đi khám thai, mang theo tất cả hồ sơ liên quan đến thai kỳ này để bác sĩ xem và tư vấn cụ thể cho em.

BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ 

 

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ