tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Bạn Hương thân mến,

Xin chia buồn cùng bạn qua kết quả 2 lần mang thai trước đây.
Để chuẩn bị mang thai tốt, hai vợ chồng bạn cần:

  • Khám sức khoẻ tổng quát và làm các xét nghiệm xem có mắc các bệnh như thiếu máu, tiểu đường, bệnh tuyến giáp,… Nếu có cần điều trị. Hai vợ chồng bạn  đến bệnh viện đa khoa khu vực để khám. 
  • Bạn cần khám phụ khoa để xem có các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng  trứng, viêm nhiễm âm đạo,..cần khám ở bệnh viện huyện hoặc tỉnh, có siêu âm đầu  dò âm đạo để quan sát kỹ cấu trúc tử cung.
  •  
  • Hai vợ chồng bạn đến bệnh viện tuyến trung ương để thăm dò nguyên nhân  gây thai lưu:
  • Xét nghiệm máu về nhiễm sắc thể hai vợ chồng.
  •    
  • Làm các xét nghiệm về TORCH, ANA, Antiphospholipid 
  • Bạn cần tiêm ngừa các bệnh cần thiết trước khi mang thai: Viêm gan B, Sởi-Quai bị_ Rubella, Thuỷ đậu.
     
  • Bạn nên dùng acid Folic một viên mỗi ngày trước khi mang thai.
  •  
  • Hai vợ chồng bạn nên tránh: rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích. Tránh tiếp xúc với các chất: thuốc nhuộm, thuốc tẩy rửa mạnh, thuốc trừ sâu.  Nên ăn các loại thực phẩm tươi và hợp vệ sinh.
  •  
  • Chúc hai bạn hạnh phúc và có bé khoẻ mạnh ở tương lai gần.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
  Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Ngọc thơm thân mến,

Lần trước bạn mổ vì nhau tiền đạo, lần mang thai này bạn vẫn có thể sinh ngả âm đạo. Điều kiện sinh ngả âm đạo khi: 

  • Một thai.
  •  
  • Ngôi thuận.
  •  
  • Thai không to, ước cân nặng khi sinh < 3600g.
  •  
  • Khung chậu bình thừơng.
  •  
  • Vết mổ trên tử cung nằm ngang đoạn dưới.
  •  
  • Nơi bạn sinh có phòng mổ và nhân viên y tế có kinh nghiệm theo dõi cũng  như đỡ sinh.
  •  
  • Không có các ýêu tố bất thường khác kèm như: ối vỡ non, thai suy, nhau  tiền đạo, vô ối…

Như vậy, phải đến cuối thai kỳ bác sĩ mới đánh giá khả năng sinh ngả âm đạo của bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Vợ em đã được chích ngừa Rubella vào tháng 7/2011 nên xét nghiệm ngày 14/9/2012:

  • IgG dương tính  là bình thường.
  • IgM dương tính  thì có thể có 2 khả năng:

- IgM tồn tại lâu sau lần chích ngừa  trước
- Bị tái nhiễm rubella ở người đã chích ngừa (chích ngừa được tính là nhiễm rubella chủ động)

Trong cả hai trường  hợp thì nguy cơ cho thai nhi là rất thấp.

Thân mến.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Rodogyl là tên thương mại của Spiramycin -  là một kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Alphachoay là một thuốc kháng viêm. Theo các nghiên cứu đã được công bố, cả hai thuốc này không có nguy cơ cao đối với thai nhi. Tuy nhiên, sự phát triển thai kỳ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có cả yếu tố tâm lý của bà mẹ. Do đó, em không nên quá lo lắng và cần đi khám thai định kỳ để được làm các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh cần thiết.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Thanh Duy  thân mến,

Thai kỳ có thể gây nên những cơn nhịp nhanh như bạn đã mô tả. Tình trạng nhịp nhanh này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được hướng dẫn điều trị về tình trạng cơn nhịp nhanh.

Thân ái chào bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Minh Phương thân mến,

Bất sản xương mũi (không quan sát thấy xương mũi) là dấu chứng mạnh nghĩ đến bé bị hội chứng Down. Xương mũi ngắn (<3mm ở tuổi thai 21 tuần) là dấu chứng của hội chứng Down (yếu hơn so với bất sản xương mũi). Xét nghiệm sàng lọc triple test của bạn (hội chứng Down, trisomy 18,  khuyết tật ống thần kinh) cho thấy nguy cơ thấp và chiều dài xương mũi 4,5 – 5mm chưa nghĩ đến hội chứng Down. Bé có thể giống bố hoặc mẹ về hình dáng của mũi. Đặc điểm của người Việt Nam chúng ta là mũi tẹt nên bạn đừng quá lo lắng.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn PLuyen thân mến,

 Thận phải thai nhi ứ nước độ 3 là có hiện tượng dãn đài bể thận, có sự tắc nghẽn từ phần niệu quản bên dưới. Tuy nhiên, thể tích ối bình thường chứng tỏ thận trái vẫn hoạt động tốt và sức khỏe bé chưa bị ảnh hưởng đáng kể. Thời gian phát hiện gần đây (sau tuần lễ thứ 32) nên tiên lượng là tốt. Sau sinh, bạn cho bé khám tại bệnh viện Nhi Đồng I hoặc Nhi Đồng II. Các bác sĩ chuyên  khoa Nhi sẽ đánh giá lại tình trạng của bé và quyết định điều trị sau đó.

Thân ái chào bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Như Ý thân mến,

Theo cấu trúc giải phẫu, tử cung mang thai nằm trước các mạch máu lớn vùng bụng, đó là động mạch chủ bụng (có lớp cơ thành mạch bền chắc, khó bị đè ép) nằm bên trái và tĩnh mạch chủ bụng (lớp cơ thành mạch mềm và dễ bị chèn ép) bên phải. Khi thai phụ nằm ngửa, tử cung mang thai to đè lên tĩnh mạch chủ bụng cản trở lượng máu từ chi dưới trở về tim, từ đó ảnh hưởng đến lượng máu đến tử cung và thai nhi bị thiếu máu hậu quả cuối cùng là suy thai. Khi tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép, máu về tim thiếu nên lượng máu đến não mẹ cũng giảm và người mẹ cảm thấy chóng mặt, ngạt, khó thở. Do vậy, các thầy thuốc thường khuyên thai phụ nằm nghiêng bên trái. Tuy nhiên, nếu các chị em nằm nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa vẫn thấy dễ chịu thì không ảnh hưởng đến việc chèn ép này và không gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai. Em có thể nằm ở tư thế ưa thích khi thấy thoải mái dễ chịu.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Nhật Thanh thân mến,

Kết quả ngày 7/08 của bạn Rubella IgM âm tính và IgG dương tính cho thấy bạn đã có kháng thể IgG của Rubella, vì IgM âm tính nên nghĩ rằng bạn đã từng bị nhiễm Rubella trước thời điểm này ít nhất 8 tuần, tức trước khi mang thai. Vì  vậy, có thể kết luận rằng bệnh Rubella không ảnh hưởng đến thai của bạn. Bạn có  thể tiếp tục dưỡng thai và khám thai định kỳ.

Thân ái chào bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Thai 15 tuần tuổi có cân nặng ước tính 132g là  trong giới hạn bình thường.
  Trong thai kỳ chia làm 3 giai đoạn:

     
  • Giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan: 3 tháng đầu. Giai đoạn này bé yếu của bạn chỉ bé tí mà thôi. Đến 12 tuần tuổi bé chỉ nặng khoảng 100g. Mẹ ở giai đoạn này không tăng cân  hoặc tăng rất ít (khoảng 2 Kg)
  •  
  • Giai đoạn tăng trưởng các cơ quan: 3 tháng giữa. Bé tăng cân không nhiều, đến 27 tuần bé chỉ khoảng 1000 – 1100g. Mẹ tăng mỗi tháng khoảng 1,5 - 2Kg.
  •  
  • Giai đoạn tăng trọng: 3 tháng cuối. Giai đoạn này mỗi tháng bé yêu tăng lên khoảng 700 – 800g. Mỗi  tháng mẹ tăng khoảng 2 – 2,5Kg

Như vậy, mẹ không cần phải ăn nhiều ở 2 giai đoạn đầu thai kỳ. Điều quan trọng là mẹ cần ăn uống đầu đủ các chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

14tháng 09
Chào em

Biểu mô cổ tử cung được chia thành hai phần: cổ ngoài là biểu mô lát, cổ trong là biểu mô trụ. Lộ tuyến cổ tử cung khi biểu mô trụ bên trong phát triển lộ ra bên ngoài. Lộ tuyến là sinh lý đối với những trường hợp đã sinh con, nạo hút thai hoặc làm những thủ thuật trong buồng tử cung. Viêm lộ tuyến là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trên cổ tử cung lộ tuyến. Khi có viêm lộ tuyến, triệu chứng thường gặp là khí hư âm đạo nhiều, có màu vàng hoặc xanh, quan sát thấy phần lộ tuyến viêm đỏ. Điều trị viêm lộ tuyến xong là có thể mang thai. Nếu viêm nhiễm do những tác nhân như: Lậu cầu, Chlamydia, trực khuẩn lao thì có thể gây vô sinh.

Thân ái chào em.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Tuổi thai 15 tuần thì không nên quá quan tâm đến cân nặng thai nhi, bởi vì giai đoạn này là giai đoạn hình thành và phát triển hoàn chỉnh các cơ quan chứ chưa phải là giai đoạn tăng trọng chính của thai. Do đó, em nên an tâm đi khám thai đầy đủ, ăn uống bồi dưỡng đủ các nhóm chất dinh  dưỡng. Thai nhi sẽ tăng cân nhanh vào những tháng cuối thai kỳ.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ