10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
20tháng 09

Xin chào bạn Thu Hà

Về bé, bác sĩ hẹn tái khám sau 2 tháng nếu trong trường hợp con bạn không có bất thường gì trước đó thì lần đi tái khám này là để bác sĩ khám kiểm tra tổng quát, cân đo sức khỏe cho bé và cũng là thời điểm chích ngừa mũi tiếp theo. Như vậy bạn có thể khám và chích ngùa cho bé ở tại trung tâm y tế địa phương, tại Bv Từ Dũ hay tại BV Nhi đều được bạn nhé!

Về phần mẹ, khi xuất viện ngoài phần dặn dò sản phụ của bác sĩ và nữ hộ sinh, trên giấy ra viện cũng ghi phần dặn dò trong tháng đầu nếu vết mổ của mẹ có gì lạ bạn có thể tái khám ngay tại Khoa hậu sản bạn đã nằm trước đó, nếu sau mổ bạn không có dấu hiệu gì lạ thì bạn chỉ cần đi khám phụ khoa định kỳ tại Phòng khám phụ khoa (thường nên khám Phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần hoặc ít nhất 1 năm/ lần) bạn nhé!

Nếu bạn muốn khám cho mẹ và bé tại BV Từ Dũ thì theo địa chỉ sau:

  • Bé: Khoa khám trẻ Khu M 227 Cống quỳnh - P. Nguyễn Cư Trinh - Quận 1
  • mẹ: Khám Phụ Khoa tại: Khu M 227 Cống quỳnh - P. Nguyễn Cư Trinh - Quận 1 hoặc Khám dịch vụ tại KHu N 191 Nguyễn Thị Minh Khai - P. Phạm Ngũ lão, Quận 1
  • Ngoài ra 2 mẹ con có thể chủ động hẹn giờ khám qua  tổng đài (028)1081

Chúc hai mẹ con luôn vui khỏe!

 

CNHS. Phạm Thu Hằng - P. Công tác xã hội.

Em Thọ thân mến.

Con em 1 tháng bú mẹ hoàn toàn thì không sợ tiêu chảy hay táo bón. còn việc bú thêm sữa công thức nếu rửa chai, bình ,núm vú không kỹ sẽ dễ bị tiêu chảy, trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá mà không có sữa công thức nào so sánh được. Còn việc mẹ cháu trong thời gian cho con bú nếu ăn dư hàm lượng đường trong chế độ ăn thì trẻ có thể đi tiêu hoa cà, hoa cải, cũng có thể hệ miễn dịch của trẻ giảm khi bị bệnh hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa không tiêu hóa hết phân cũng có tình trạng trên, khuyên em tiếp tục duy trì nguồn sữa mẹ để mang nhiều lợi ích cho trẻ hơn đặc biệt là hệ miễn dịch.

BS. CK2. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng tiết chế

Xin chào bạn,

Việc chăm sóc rốn em bé có những điều bạn cần lưu ý như  sau:

Khi rốn bé khô và rụng đi không đồng nghĩa với việc rốn đã lành, vì vậy bạn vẫn phải vệ sinh rốn cho bé hằng ngày.

Cách vệ sinh rốn đã rụng là bạn phải dùng 2 ngón tay của mình mở rộng phần chân rốn ra và vệ sinh sạch sẽ theo chiều từ trong ra ngoài.

Dung dịch để rửa rốn là dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) và dụng cụ tăm bông vô khuẩn.

Bạn lưu ý khi mình mở rộng phần chân rốn ra để vệ sinh cũng là cách mình nhìn xem rốn em bé mình có gì lạ hay không, có chồi hay không, với những trường hợp rốn bé có chồi phải đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và thực hiện thuốc nếu cần, chồi càng to thì rốn sẽ hay rỉ dịch và không khô được.

Rốn bất thường là rốn rỉ dịch nhiều và lâu ngày, có mùi hôi, chân rốn đỏ....

Bạn có thể cho bé đến cơ sở y tế gần nhất để yên tâm nhé nếu trường hợp bạn vệ sinh đúng cách mà vẫn không thấy cải thiện.

CNHS. Phạm Thu Hằng
P. Công tác xã hội

Chào bạn Mỹ Linh, cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi

 Hiện tại chương trình tầm soát sơ sinh được thực hiện thường quy trên tất cả các bé sinh ra tại BV Từ Dũ

 Nên bạn yên tâm là con bạn sẽ được lấy máu và thực hiện xét nghiệm nói trên trong thời gian bạn nằm tại viện.

Nếu cho kết quả bất thường BV sẽ chủ động liên lạc với người nhà theo số điện thoại đã cung cấp trong hồ sơ để thông báo và có hướng giái quyết tiếp theo.

Thân!

CNHS. Phạm Thu Hằng

P.CTXH

Chào bạn Phương Thảo, 

Với trường hợp con bạn đã được xét nghiệm và tư vấn về những vấn đề cần lưu ý với trẻ thiếu men G6PD, bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ nên nguồn dinh dưỡng của bé cũng phụ thuộc phần nào vào nguồn dinh dưỡng của mẹ. Những loại thức ăn hay thuốc bác sĩ đã tư vấn phải tránh cho trẻ thiếu men G6PD thì người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cũng nên hạn chế bạn nhé!

Thân mến!

CNHS. Phạm Thu Hăng - P.CTXH

Em Thanh Hương thân mến.

Những bé sinh non nhẹ cân, hệ thống miễn dịch cũng hoạt động kém hơn so với trẻ đủ tháng, đặc biệt hệ tiêu hóa trẻ nên trẻ sẽ tiêu hóa thức ăn chậm hơn  trẻ đủ tháng, nên phân sẽ lưu lại trong ruột rất lâu, nếu phân mềm thì không gọi là táo bón. nếu trẻ có  xì hơi được, vẫn bú vẫn chơi bình thường thì không sợ tắt ruột, những trẻ sanh sớm nếu nuôi dưỡng tốt thì cũng sẽ bắt kịp với trẻ đủ tháng. Đi khám bs nhi khoa em cũng đưa ý kiến để xem xét và tham khảo.

BS. CK2. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng tiết chế

Chào em,

So với dữ liệu em cung cấp, theo chuẩn là 6 tháng đầu thì tăng gấp đôi cân nặng lúc sanh, từ tháng thứ 6 cân nặng sẽ tăng chậm dần, nên hiện tại bé 8,5kg là đạt. Còn về chiều cao thì dựa vào biểu đồ tăng trưởng thì bé phát triển trong mức bình thường. Để cải thiện hơn, em nên đưa bé đi khám định kỳ tại phòng khám trẻ để BS bổ sung những vi chất cần thiết và đến phòng tư vấn dinh dưỡng để chuyên viên thiết lập chế độ ăn dặm phù hợp với thể trạng của bé.

Nếu có nhu cầu cần tư vấn, em đến phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại tầng trệt khu M. (Liên hệ đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 028.540.28.29 – nội bộ 228 hoặc 606).

Trân trọng,

BS. CK2. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng tiết chế

EM Ngọc Thi thân mến.

Con em hiện tại 8 kg thì chẩn đoán là suy dinh đưỡng nhe cân thấp còi. Nhũng trẻ suy dinh dưỡng dễ bị viêm hô hấp, tiêu chảy, viêm tai giũa, dễ bị bệnh khi thay đổi môi trường, trong trường hợp này em nên đua trẻ đi khám dinh dưỡng ngay tại các chuyên khoa đầu ngành để tìm nguyên nhân và điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp, khi trẻ suy dinh dưỡng sẽ bị thiếu vi chất dinh dưỡng kèm theo bs chuyên khoa khám và cho bổ sung sẽ phù hợp đúng bệnh của trẻ.

Chúc em nuôi con khỏe dạy con ngoan.

BS. CK2. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng tiết chế

Chào Linh,

Chế độ ăn của con em như vậy là rất tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng. Em tiếp tục duy trì và có thể tăng thêm tùy theo yêu cầu của bé

Chào bạn,

Do không tìm thấy thông tin về sản phẩm D3 Draber mono normal như bạn đã đề cập nên không thể trả lời cụ thể cho chị về việc bé uống mỗi ngày 5 giọt có được không. Khi đi chích ngừa hoặc đi kiểm tra sức khỏe cho bé, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung loại vitamin D và và liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé.

Ds. Hoàng Thị Vinh

Chào em, 

Hiện nay trên thị trường có một số thuốc tránh thai dành cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú chẳng hạn như : Embevin 28, Naphalevo... Em có thể tìm mua tại các nhà thuốc. Em nên uống thuốc tránh thai khi bắt đầu có quan hệ tình dục lại nhưng phải biết chắc chắn là mình không có thai. Em nên uống thuốc tránh thai vào một thời điểm cố định trong ngày để tăng hiệu quả ngừa thai của thuốc.

Thân mến,

Ds. Đặng Thị Thuận Thảo

Khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ 

Chào Bạn!

Cám ơn Bạn đã đặt câu hỏi cho diễn đàn bệnh viện.

Vaccin ngừa tiêu chảy cấp có 2 loại:

1. Rotarix; uống 2 liều

   Liều 1 uống khi bé 6 tuần tuổi

   Liều 2 cách liều 1 ít nhất 1 tháng, liều 2 uống trước 6 tháng tuổi.

2. Rotateq: uống 3 liều

   Liều 1 uống, bé trong khoảng 2 -3 tháng tuổi.

   Liều 2 cách liều 1 ít nhất một tháng.

   Liều 3 cách liều 2 ít nhất một tháng, liều 3 uống trước 8 tháng.

Con Bạn hiện tại đã qua thời điểm uống ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

Khi đưa Bé đi tiêm ngừa lúc 4 tháng tuổi, Bạn có thể yêu cầu bác sĩ tư vấn thêm về Rotavirus.

Chúc gia đình Bạn nhiều sức khỏe.

Chào Bạn.

...
38394041424344
...

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ