10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

Chào bạn,

Em bé của bạn có cân nặng và chiều cao trung bình nhưng tăng cân chưa tốt lắm. Bạn không cho biết là bé bú sữa mẹ hay sữa bột. Nếu bé bú mẹ thì bạn cần lưu ý chế độ ăn của mẹ phải nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa và cho bé bú nhiều lần hơn. Nếu bé bú sữa bột thì bạn cần tính lại lượng sữa xem có đủ chưa. Công thức để tính lượng sữa trong 24 giờ = 150 mL x cân nặng của bé. Bé có dấu hiệu của còi xương, bạn cần đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để bác sĩ kê toa   cho bé. 

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,

Em bé của bạn nên tiếp tục tập ăn cháo xay. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tập cho bé ăn lợn cợn từ từ bằng cách đút cho bé một chút trái cây nạo (chuối, đu đủ) hoặc lòng đỏ trứng luộc, cá tán nhuyễn. Khi bé đã quen thì bạn mới bắt đầu cho bé ăn cháo xay ít nhuyễn hơn từ từ (bấm máy xay ít lần hơn), rồi tiến đến rang gạo, đâm nhuyễn vừa rồi nấu cháo. Như vậy, bé sẽ ít bị ói hơn. Bạn cho ăn nửa chén cháo là được, nếu bé còn đói thì bạn cho bé uống thêm sữa bột bằng muỗng. Bạn không nên cho bé ăn quá nhiều cháo vì thừa chất bột và đạm sẽ làm bé càng thiếu canxi.

Tôi không biết là con bạn được chẩn đoán là chế độ ăn thiếu canxi hay còi xương do thiếu canxi và chẩn đoán dựa vào xét nghiệm máu, chụp xquang xương hay bác sĩ chỉ dựa vào những biểu hiện của bé. Nếu chẩn đoán còi xương dựa vào xét nghiệm máu, xquang xương thì mới chính xác. Thông thường, nếu còi xương do dinh dưỡng được điều trị kịp thời, nhất là khi chưa có biến dạng xương (chân vòng kiềng, tay cán vá) thì sẽ không ảnh hưởng đến   chiều cao sau này của bé.

Thân mến.  

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
    Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Gạo lức có nhiều chất xơ, khi mới tập ăn dặm bé có thể chưa tiêu hoá hết được và làm bé đi cầu nhiều lần. Bạn nên nấu cháo bằng gạo thông thường, với củ và rau lá mềm (mồng tơi, cải nhún...)  trước, chừng nào bé quen mới cho ăn rau lá nhiều sợi (cải ngọt, rau bồ ngót, rau dền...) và gạo lức. Mỗi ngày bạn có thể cho bé ăn 2 cữ cháo. Bạn còn có thể cho bé   ăn thêm sữa chua để bổ sung thêm vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột, giúp bé tiêu hoá tốt hơn.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên đưa bé đến bác sĩ Tai mũi họng để bác sĩ dùng thuốc nhỏ cho ráy tai mềm ra rồi gắp. Bạn không nên tự làm ở nhà vì có thể làm trầy xước ống tai, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

03tháng 12
Chào bạn,

Bé của bạn không bị suy dinh dưỡng, cân nặng vẫn bình thường. Tháng thứ 2 bé bú ít nên bị táo bón. Bạn nên cố gắng ăn nhiều cơm hơn, uống nhiều sữa hơn, ăn nhiều trứng và thịt bò hơn để tăng lượng sữa mẹ vì sữa mẹ mới dễ tiêu hoá và không làm bé táo bón. Bạn cần cho   bé nút vú mẹ thật nhiều lần, không cần theo cữ, thấy bé khóc là cho bú vú mẹ. Sau khi bé bú vú mẹ xong thì bạn vắt sữa còn lại trong vú ra pha chung với sữa bột cho bé bú thêm. Mỗi cữ bé cần bú ít nhất 90 mL, bạn cần đổi sang cỡ núm vú M và loại cao su để mềm, dễ bú hơn. Bạn có thể đổi sang hiệu sữa khác để bé dễ đi tiêu hơn, không nhất thiết phải sữa nhẹ cân vì bé không bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cần suy nghĩ rằng phải làm bất kỳ cách nào để bé được bú sữa mẹ nhiều hơn, giúp bé vừa dễ tiêu hoá vừa khoẻ mạnh, còn sữa bột chỉ là biện pháp hỗ trợ trong thời gian bạn phục hồi nguồn sữa quý giá của bạn. Bé cần vừa tăng cân vừa khoẻ mạnh, không dễ mắc bệnh, vừa thông minh do được gần gũi tiếp xúc với mẹ nhiều bằng mọi giác quan (lưỡi ngậm vú mẹ, tay chạm da mẹ, mũi ngửi mùi da và mùi sữa mẹ, mắt nhìn mẹ, tai nghe mẹ trò chuyện) chứ không phải bé là con bò con, chỉ cần tăng cân mà thôi! Bạn có tin vào chính bạn thì mới có đủ sữa cho con được. Ngoài ra, nghỉ ngơi, thư giãn, vui vẻ cũng giúp sữa mẹ tiết nhiều hơn.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Em bé của bạn có chiều cao rất tốt so với tuổi nhưng phát triển không nhanh bằng cân nặng nên không cân đối. Hiện tại, cân nặng của bé đang ở mức giới hạn chuẩn bị chuyển sang béo phì. Bạn cứ cho bé bú theo nhu cầu nhưng không ép bú và nếu ban đêm bé không đòi bú thì không cần cho bé bú.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

03tháng 12
Chào bạn,

Bé của bạn lên cân tháng đầu rất tốt nhưng tháng thứ 2 lên hơi ít. Bạn nên xem lại chế độ ăn của bạn nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Bạn cần uống mỗi ngày 1 lít sữa, ăn đầy đủ các loại thịt, cá, hải sản, trứng, phô-mai, trái cây để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Bạn có thể cho bé phơi nắng sáng qua cửa kính, vừa không bị lạnh vừa tránh được các tia nắng có hại. Ngoài ra, bạn cần cho bé uống thêm mỗi ngày 400 UI vitamin D vì nhu cầu vitamin D của bé trong độ tuổi nhỏ rất cao. Trong chanh có axít, có thể làm khô da của bé. Tuy nhiên, nếu chỉ vài giọt chanh trong một thau nước lớn thì chẳng có ý nghĩa gì, chỉ có tác dụng về mặt "tinh thần" đối với mẹ thôi. Nếu tắm Lactacyd BB thì phải tắm lại bằng nước sạch.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bé của bạn lên cân 2 tháng đầu tốt nhưng tháng thứ 3 lên cân ít quá và bé đang có hiện tượng chán ăn, còi xương do thiếu vitamin D. Bạn cần cho bé đi khám bệnh để bác sĩ kê toa thuốc bổ cho bé vì bé bú sữa mẹ dễ bị thiếu chất nếu chế độ ăn của mẹ không đảm bảo. Độ tuổi của con bạn cũng là độ tuổi dễ bị chán ăn do thiếu máu sinh lý. Bạn có thể cho bé uống mỗi ngày 400 UI vitamin D và phơi nắng sáng. Mẹ cũng cần uống bổ sung vitamin D và canxi, uống mỗi ngày 1 lít sữa và nhiều nước, nước trái cây. 

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Có 2 loại vắc-xin ngừa Rotavirus là Rotarix và Rotateq. Thuốc Rotarix phải uống 2 liều, cách nhau ít nhất 1 tháng. Liều cuối phải uống trước khi bé được 6 tháng tuổi. Thuốc Rotateq phải uống 3 liều, cách nhau ít nhất 1 tháng. Liều cuối phải uống trước khi bé được 32 tuần tuổi. Vậy, bé của bạn có thể uống Rotateq khi được 5 tháng rưỡi và không uống được Rotarix. Tuy nhiên, FDA khuyến cáo nên cho bé uống liều đầu trong khoảng từ 6-12 tuần tuổi mới đảm bảo được hiệu quả. Tác dụng phụ của thuốc ngừa Rotavirus là chán ăn, tiêu chảy, ói, đau họng, sổ mũi. Nhưng không phải bé nào uống thuốc ngừa này cũng bị mà 100 bé uống thì khoảng 5 đến 15 bé bị. Không có cách phòng ngừa tác dụng phụ và những tác dụng phụ này chỉ xảy ra vài ngày đến 2 tuần. Bé của bạn phát triển rất tốt về chiều cao và cân nặng.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,

Bé gái của bạn có chiều cao và cân nặng bình thường so với tuổi nhưng chiều cao phát triển nhanh hơn cân nặng. Đối với bé gái như vậy là tốt. Bé có thể ăn thêm vài muỗng trái cây từ tháng này. Tháng sau bạn nên bắt đầu cho bé ăn bột, cháo và sữa chua. Nếu ăn sớm có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa. Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em, như là do vi trùng, virus, ký sinh trùng, do rối loạn hấp thu...Trong các nguyên nhân gây tiêu chảy do vi sinh vật thì Rotavirus   là nguyên nhân thường gặp nhất, cứ 100 bé bị tiêu chảy thì có khoảng 50 bé bị tiêu chảy do Rotavirus. Vì vậy, dù đã uống ngừa Rotavirus rồi, bạn vẫn phải lưu tâm đến việc giữ gìn vệ sinh khi chế biến thức ăn và cho bé ăn, tránh để bé ngậm tay, đồ chơi vào miệng, rửa và phơi nắng đồ chơi thường xuyên...

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Em bé bú mẹ đổ mồ hôi ít thì không sao vì bú mẹ là một động tác gắng sức đối với bé. Bạn chỉ phải lưu ý nếu như sau bú bé có vẻ mệt, vả mồ hôi nhiều, thở nhiều hơn. Bé biết lật sớm là rất tốt, bạn có thể cho bé nằm nghiêng như ý thích của bé. Khi bé mới bú no thì bạn mới không cho bé lật vì sẽ bị ọc sữa còn khi bụng đói (sau bú 2 giờ) thì nên cho bé lật để tập cơ cổ, cơ lưng và cơ tay, giúp cổ vững, lưng thẳng, tay khỏe. Bé biết lật sẽ nhìn được xa hơn về phía trước mặt và quan sát được nhiều hơn xung quanh, nhờ đó trí óc bé phát triển hơn.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên để bé được 12 tháng tuổi mới cho uống sữa tươi.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ