Con bạn bị thoát vị rốn. Bạn có thể dùng gạc sạch gói một miếng nhựa tròn sạch có kích cỡ bằng đồng xu 5.000 đồng đặt lên rốn bé và dùng băng keo giấy y tế dán lên bụng bé, chỉ gỡ ra sau khi tắm 1 giờ rồi băng liên tục trong ngày. Làm như thế khoảng 1 tháng sẽ giảm hoặc hết. Nếu không giảm mà bị nhiều hơn thì bạn đưa bé đi khám chuyên khoa Ngoại nhi ở bệnh viện Nhi đồng.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Bé của bạn có vấn đề về tiêu hoá, bạn cần cho bé đi khám bệnh.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi sẽ có phản xạ giật mình khi nghe tiếng động và vặn mình uốn éo khi ngủ. Khi lớn hơn, những hiện tượng này sẽ mất đi. Bạn có thể quấn bé trong một khăn vải mùng lớn, khi bé thiu thiu ngủ thì đặt nhẹ bé xuống cho nằm hơi nghiêng, tấn khăn lông sau lưng bé và dùng tay giữ ngực và 2 tay bé lại một lúc, đợi bé ngủ say mới thả tay ra. Nhiệt độ phòng ngủ cần ở 27-28 độ thì bé mới ngủ ngon được. Ngoài ra, bạn cần cho bé phơi nắng sáng mỗi ngày 20 phút, cho bé uống 400 UI vitamin D3 mỗi ngày.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Em bé của bạn bị tiêu chảy nhẹ, bạn nên đưa bé đi khám bệnh. Chỗ hăm ở hậu môn bạn có thể dùng các loại kem trị hăm dành cho vùng này như Baby care, No-rash...hoặc Milian để bôi. Nhưng quan trọng hơn là mỗi lần bé đi cầu xong, bạn phải dùng bông gòn và nước ấm để rửa sạch phân cho bé và thấm khô. Bé đi tiêu chảy có thể do bình sữa núm vú không được luộc kỹ trước khi dùng hoặc sữa để trong tủ lạnh bị lây nhiễm vi trùng bởi thức ăn xung quanh. Bạn cần lưu ý để rút kinh nghiệm nhé!
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Vắc-xin 6 trong 1 đang sử dụng ở bệnh viện Từ Dũ không nằm trong lô vắc-xin có yêu cầu bị thu hồi. Theo thông tin của công ty GSK là nơi sản xuất vắc-xin này, lô vắc-xin có yêu cầu thu hồi đã được sử dụng ở nhiều nơi ở Việt Nam cũng như trên nhiều nước trước khi có lệnh thu hồi và cho đến nay vẫn không có trường hợp nào bị tai biến. Hiện tại, Bộ Y tế cũng không yêu cầu tạm đình chỉ việc sử dụng vắc-xin 6trong 1. Bạn nên cho bé đi chích theo đúng lịch hẹn để đảm bảo hiệu quả miễn dịch và tự quyết định sẽ chọn thuốc nào để chích cho bé.
Thân mến..
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Bạn có thể đưa bé đến chích ngừa ở bất kỳ cơ sở y tế nào có dịch vụ này mà bạn tin tưởng. Bạn cần điều chỉnh lại giấc ngủ cho bé bằng cách cho bé nhiều "hoạt động" ơn vào ban ngày như bế đi phơi nắng (dù ngủ cũng bế đi), massage và trò chuyện với bé khi massage, khi bé dậy đòi bú thì nói chuyện với bé, khi bé thức thì hát, đọc thơ bé nghe, bế bé đi lòng vòng trong nhà, không để nằm hoài một chỗ. Bé dù rất nhỏ, chưa hiểu được những điều bạn nói nhưng âm điệu của giọng nói bạn giúp kích thích thính giác của bé và kích thích não bé hoạt động. Nhờ đó, bé sẽ thông minh hơn. Đồng thời, việc trò chuyện với con cũng giúp mẹ giảm stress và gắn bó với con hơn. Ban đêm thì tắt đèn, chỉ để đèn ngủ mờ, không trò chuyện. Bạn nên tránh để bé có thói quen thức khuya vì sẽ làm cơ thể giảm tiết hormon tăng trưởng.
Thân mến.
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Nếu bạn chỉ để đèn ngủ mờ thì không sao, chỉ không nên để đèn sáng vì sẽ làm bé khó phân biệt được ngày và đêm. Em bé dưới 3 tháng tuổi thường không nằm ngủ "ngay đơ" như người lớn mà hay vặn vẹo. Đây là những biểu hiện bình thường vì bản chất giấc ngủ của trẻ trong độ tuổi này không ngủ sâu nhiều như người lớn mà đa số là ngủ chập chờn. Nếu bé không kèm thêm khóc đêm, thường trớ sữa, rụng tóc "chiếu liếm" thì không có biểu hiện còi xương do thiếu vitamin D. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cho bé phơi nắng sáng và bổ sung 400 UI vitamin D cho bé mỗi ngày để đề phòng còi xương.
Thân mến.
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Em bé của bạn có thể đang bị rối loạn tiêu hóa vì bạn cho ăn dặm sớm và nhiều. Thông thường, chỉ bắt đầu tập ăn dặm từ lúc bé được 6 tháng tuổi. Nếu ăn dặm trước 6 tháng tuổi chỉ nên ăn mỗi ngày 1 cữ và ăn ít thôi, không cần phải ăn no như một bữa chính.
Thân mến
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Em bé của bạn cần ăn thêm 1 cữ bột hoặc cháo, ăn trái cây và uống nước trái cây mỗi ngày. Nếu em bé vẫn ăn, bú, ngủ bình thường và khi lấy tay đập đầu bé không khóc (không biểu hiện đang bị đau) thì động tác này có thể chỉ là trò chơi của bé. Bạn thử làm lơ đi, không tỏ thái độ gì thử một thời gian xem bé có hết không. Nếu không hết thì bạn có thểcho bé đi khám tâm lý tại BV Nhi đồng
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn, Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào trên thế giới cho thấy bơm hút sữa mẹ gây hại đến sức khoẻ của phụ nữ về lâu dài và cũng chưa có Hiệp hội Sản phụ khoa nào khuyên các bà mẹ không nên bơm hút sữa mẹ. Bạn nên tiếp tục vừa cho bé bú mẹ trực tiếp vừa bơm hút sữa ra để bú tiếp cho no vì nếu chỉ bơm hút sữa mà không bú trực tiếp thì rất dễ bị mất sữa. Động tác nút vú mẹ của bé sẽ kích thích não tiếp tục điều khiển vú tiết sữa. Ngoài ra, việc bú mẹ trực tiếp giúp bé và mẹ giao tiếp với nhau nhiều hơn, gần gũi nhau hơn, qua đó giúp bé thông minh hơn. Có lẽ mẹ chồng bạn thấy cách bơm hút sữa này không giống với cách cho bú mẹ truyền thống. Bạn có thể giải thích rằng cách bơm hút sữa này rất phổ biến ở nước ngoài từ rất lâu và hiện giờ vẫn được ủng hộ vì thuận tiện cho các bà mẹ phải đi làm. Nhất là trường hợp con bạn bú mẹ trực tiếp không đủ, nếu không vắt sữa ra cho bú thêm thì sẽ không lên cân tốt và mẹ dễ bị mất sữa. Bạn có thể cho bé bú mỗi ngày 8 cữ để đủ lượng sữa tối thiểu bé cần bú trong một ngày (lượng sữa này tính bằng cân nặng của bé nhân với 150), không nhất thiết phải bú chỉ 5-6 lần/ngày. Sữa vắt ra nếu trữ ở ngăn mát tủ lạnh thì có sử dụng được trong vòng 24 giờ, khi cho bú sẽ ngâm nước nóng cho sữa ấm lại. Sữa vắt ra nếu bú ngay thì thành phần không khác gì sữa mẹ bú trực tiếp nhưng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nếu dụng cụ vắt sữa và bình sữa, núm vú không được tiệt khuẩn đúng cách. Thân mến |
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ