10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Chào Hoa,

Không cho bé chị uống nước là đúng. Vì bé không có nhu cầu bổ sung thêm nước. Công thức sữa pha chuẩn là đủ. Khi tính lượng sữa cho bé là dựa trên nhu cầu nước của bé.

Thân mến,

BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Khi đến khám thai, sanh tại bệnh viện Từ Dũ, bạn mang theo kết quả xét nghiệm và báo cho bác sĩ khám nhận bệnh biết tình trạng của mình. Bạn sẽ được tư vấn tiêm ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ ngay sau sanh. Nếu bạn đồng ý, sau sanh bé xong, tùy theo đánh giá của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé, nếu đủ sức khỏe tiêm ngừa, bé sẽ được tiêm đồng thời vaccin và HBIg.

Thân mến,

BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

28tháng 10
Chào bạn,

Phản ứng sau tiêm vaccin đáng lo ngại nhất đó là sốc phản vệ, thường xãy ra trong 30 phút đầu sau tiêm, 1 vài trường hợp muộn hơn. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra còn có các phản ứng khác như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm. Chưa ghi nhận được trường hợp nào có phản ứng sau tiêm như chị mô tả.Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.

Thân mến,

BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

28tháng 10
Chào bạn,

Theo mô tả, có vẻ là bạn không đủ sữa mẹ so với nhu cầu của bé. Vấn đề ở đây là làm thế nào để mẹ có nhiều sữa đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. Để tăng tiết sữa, bạn cần có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ các nhóm chất (đạm, đường, bột, mỡ, khoáng chất), nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng căng thẳng tinh thần, không quá lo lắng. Và quan trọng hơn hết là bé phải bú mẹ thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Bạn đừng vội bổ sung sữa ngoài vì sợ bé đói. Nếu đói, bé sẽ tìm bú mẹ.

Thân mến,

BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

28tháng 10
Chào Vân Anh,

Bạn không cho biết cụ thể muốn tư vấn về vấn đề gì?Vấn đề biếng ăn hiện nay? Bạn không cho biết rõ là hiện tại bé bú như thế nào? Với chế độ 200ml x 5 = 1000ml / ngày thêm 2/3 chén cháo cho bé 7 tháng là nhiều sữa. Nếu chế độ này kéo dài có thể đưa đến tình trạng “biếng ăn” của trẻ. Ngoài ra cần kiểm tra xem bé có thiếu vi chất hay không. Vì vậy, tốt nhất bạn nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe.

Thân mến,

BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

27tháng 10
Chào Loan,

Thứ nhất: không để bé nằm khi ăn.

Thứ hai: không đè ra đổ.

Khi cho ăn dặm là ta chuyển bé từ chế độ ăn lỏng sang chế độ ăn đặc, từ ngọt sang mặn, từ 1 mùi vị sang nhiều mùi vị khác nhau. Vì thế không nên nóng vội, phải cho bé tập quen dần. Nếu bé chưa chấp nhận cũng không nên “đè ra đổ”. Vì làm như thế vô tình ta tạo ra tâm lý “sợ” ăn, biếng ăn cho trẻ. Chỉ cần nhìn thấy động tác (choàng khăn, chuẩn bị ...) hoặc nhìn thấy dụng cụ (chén, muỗng, ly nước ...) là bé đã phản ứng chống đối.

Nguyên tắc là chuyển dần từ loãng sang đặc, từ ít đến nhiều và dừng lại khi trẻ phản đối. Bạn có thể cho bé ngồi chung bữa cơm gia đình để bé nhìn thấy bữa ăn là thú vị, lạ lẫm và bé muốn khám phá. Bạn cũng nên xem lại chất lượng, mùi vị, màu sắc chén thức ăn của bé. Nếu bé không muốn uống nước có nghĩa bé không có nhu cầu thêm nước, bạn đừng quá căng thẳng. Nếu khát, bé sẽ uống.

Thân mến,

BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào Tuyết

Sàng lọc sơ sinh của chúng tôi bao gồm : sàng lọc bệnh thiếu men G6PD, sàng lọc suy giáp sơ sinh chi phí không cao.Kết quả có khi bé xuất viện. Bạn muốn biết cụ thể có thể liên hệ phòng tài chính kế toán bệnh viện để biết giá

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình 
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên khám tại bệnh viện Hùng Vương và  tư vấn tiền sản để có kết quả như mong muốn.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình 
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào Trang,

Bạn đã đưa bé đến khám ở bác sĩ bệnh viện Nhi đồng rồi mà vẫn còn lo lắng.

ở các trẻ bú mẹ, đôi khi đi tiêu rất nhiều lần, đôi lúc chỉ là ít nước màu vàng hoặc vài hạt phân màu vàng lẫn nước (dân gian gọi là phân hoa cà hoa cải) là bình thường. Trong những trường hợp này vấn đề cần quan tâm đó là có thể bé sẽ bị hâm đít vì đi phân nhiều lần. Bạn cần rửa sạch bằng nước sau mỗi lần đi tiêu.

Nếu sau khi bú, sữa vẫn còn chảy ra chứng tỏ bạn nhiều sữa. Bạn nên vắt bỏ bớt lượng sữa trong đầu dòng cho đến phần sữa đục thì bạn cho bé bú. Nếu bé bú quá nhiều sữa trong, chưa bú đến sữa đục đã no bé sẽ đi tiêu nhiều lần do sữa trong đầu dòng chứa nhiều glycogen.

Bạn nên tiếp tục cho bú mẹ. Đừng quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Thân mến,

BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ 

Chào Ngọc,

Bạn nên mở thoáng rốn, quấn tã dưới rốn thì rốn mới mau khô, rụng và không bị nhiễm trùng.

Thân mến,

BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ 

Chào bạn,

Bạn nên đến các trung tâm có tư vấn dinh dưỡng kèm hướng dẫn thực hành bữa ăn dặm cho trẻ để được hướng dẫn chế biến bữa ăn cho trẻ theo tháng tuổi.

Không nên rơ mật ong, vì như thế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển.

Củ dền không phải là loại thức ăn bị nghiêm cấm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, cho ăn quá nhiều, hoặc nấu lấy nước để pha sữa uống thì sẽ bị ngộ độc.

Thân mến,

BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ 

20tháng 10
Chào bạn,
Tôi xin chia sẻ tâm trạng lo lắng của bạn về tình trạng sức khỏe của con. Rất tiếc, tôi không thể chẩn đoán bệnh của bé có nghiêm trọng hay không nếu chỉ dựa vào vài dữ kiện của bạn cung cấp. Việc bé tăng thân nhiệt vào ban đêm mà vẫn bú tốt có thể do bạn ủ ấm quá nhiều. Bạn có thể thử giảm bớt việc ủ ấm xem bé có hết sốt hay không. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị và thảo luận với bác sĩ để cân nhắc việc chuyển lên bệnh viện Nhi đồng. Hiện tại bệnh viện Nhi Đồng đang ở tình trạng quá tải, nếu không thật cần thiết thì không nên chuyển viện vì khi điều trị ở một nơi quá đông bệnh nhân thì bé sẽ có thêm nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện hay bị lây bệnh từ bệnh nhân khác.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ