Báo cáo trường hợp: thai lạc chỗ tại cổ tử cung

     ThS. BS. Phạm Quang Nhật (Dịch)
    Khoa Sản A – BV Từ Dũ
     

    Bệnh nhân nữ 19 tuổi, mang thai lần đầu, thai được 9 tuần, sản phụ khai bị ra huyết sậm âm đạo. Xét nghiệm beta-hcg là 4331 mIU/ml, khám thấy cổ tử cung (CTC) mở 3cm, âm đạo ra máu lượng vừa. Sản phụ không có sẹo mổ cũ, không tiền căn viêm nhiễm hay phẫu thuật vùng cổ tử cung. Bác sĩ nghĩ đến sẩy thai không trọn. Nhưng siêu âm nghĩ đến thai vùng cổ tử cung.

    Hình ảnh điển hình của thai ngoài lạc chỗ trên siêu âm là: lòng tử cung trống, ctc tử cung phình to.

    Siêu âm thấy tử cung hình ảnh giống số 8 do hẹp lỗ trong CTC, đây là hình ảnh để phân biệt với sẩy thai không trọn.

    Hình ảnh siêu âm 3 chiều thấy lòng TC và CTC dãn giống đồng hồ quả lắc.

    Thai lạc chỗ ở CTC là một dạng hiếm gặp trong các dạng thai lạc chỗ và hầu hết chẩn đoán nhầm là sẩy thai không trọn, nếu chỉ dựa trên mẫu mô sẩy ra ngoài.

    Thường gặp ở phụ nữ đa sản, có tiền căn nạo phá thai hay có vết mổ cũ mổ lấythai. Chẩn đoán phân biệt phải được nghĩ đến khi các sản phụ có các yếu tố nguy cơ kể trên.

    Điều trị đa liều với Methotrexate tiêm bắp, tắc động mạch tử cung, tiêm thuốc co mạch vào  ngay cổ tử cung, nạo sau đó đặt bóng chèn vào nơi thai bám.

    các phương pháp điều trị này các thể phối hợp với nong và nạo.

    Khi nong nạo ở những bệnh nhân này phải hết sức cẩn thận vì muỗng nạo sắc có thể làm chảy máu nhiều và phải cắt tử cung cấp cứu.

    Các bác sĩ phụ khoa ngày nay phải lưu ý và nghĩ tới chẩn đoán thai lạc chỗ ở cổ tử cung vì bệnh lý này nếu điều trị bằng nong nạo thông thường như sẩy thai không trọn sẽ rất nguy hiểm và gây nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân.

    Nguồn:

    http://hcp.obgyn.net/whats-your-diagnosis/content/article/1760982/2131233

    ThS. BS. Phạm Quang Nhật

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ