Tổng quan về lạc nội mạc tử cung họat động và không hoạt động

    BS. CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi
    Bệnh viện Từ Dũ

    Những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu và điều trị bệnh lý lạc nội mạc tử cung (LNMTC) cho thấy đây là bệnh lý  phức tạp không chỉ về bệnh cảnh lâm sàng mà cả về đáp ứng điều trị. LNMTC ở phúc mạc, buồng trứng, vách trực tràng âm đạo đều có những biểu hiện rất khác nhau, hơn nữa về mặt sinh học LNMTC kèm đau vùng chậu cũng khác với LNMTC kèm vô sinh.

     Một trong những yếu tố góp phần đánh gía tiến triển LNMTC là sự hiểu biết về cấu trúc, vai trò của các tổn thương  LNMTC được gọi là tổn thương màu đỏ, trắng, đen. Sự phân bố chúng trên bề mặt phúc mạc, cũng như độ sâu của các tổn thương này cũng đặt ra vấn đề khác nhau trong diễn tiến lâm sàng và hướng điều trị. Chẩn đoán hình thái học các tổn  thương màu sắc này dựa trên nội soi ổ bụng, qua đó nhiều hình thái học của tổn thương như màu nâu đen “ power – burn”, đỏ, bóng nước trong, trắng …đã được ghi nhận; vị trí và kích thước của tổn thương cũng như dây dính là các yếu tố cơ bản cho việc đánh giá giai đoạn LNMTC.

    Hoạt động sinh học của các yếu tố như cytokines, VGEF…trong dịch phúc mạc của hiện tượng viêm do LNMTC được xem  là có liên quan với hình thái học của các tổn thương LNMTC, đã đặt ra vấn đề phải trả lời một số câu hỏi lâm sàng liên quan đến điều trị như: khi nào LNMTC nên được điều trị bằng phẫu thuật?. Có lẽ sự đáp ứng của mô và di chứng tạo dây dính sẽ ít hơn nếu LNMTC màu đỏ được lấy đi vào pha giữa thời kỳ tăng sinh, hoặc khi họat động của LNMTC màu đỏ đã bị giảm bớt bởi điều trị nội khoa; GnRH đồng vận có hiệu quả trên việc làm giảm tăng sinh mạch máu và họat động phân bào của tổn thương đỏ, vậy thì các tổn thương LNMTC màu đỏ nên được lấy đi bằng cách cắt rộng không?, những tổn thương  trắng và bóng nước nên để lại?

    Hiểu biết thêm về yếu tố LNMTC hoạt động (màu đỏ), không hoạt động (màu trắng đục hay nâu đen), độ lan rộng, vị trí  của tổn thương nên được xem xét khi thực hiện kế họach điều trị, nhất là có can thiệp phẫu thuật.

    Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ