banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

20/04/2011

Tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản quốc tế Sài gòn

PGS.TS Lê Diễm Hương
BS. Lê Quang Tân
BS. Phạm Văn Ánh

  Khoa Sơ Sinh - BV Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn

Tóm tắt:

Mục tiêu: Chương trình tầm soát khiếm thính thực hiện từ 1/2/2007 đến 30/6/2007 tại BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn, sử dụng nghiệm pháp đo âm ốc tai (OAE) cho 1412 bé sơ sinh trước khi xuất viện. Tuổi thai bé khi đo từ 2 đến 5 ngày tuổi. Các bé sẽ được kiểm tra lần 2 nếu không qua được lần 1. Trường hợp thất bại lần 2, đều được phát tờ hướng dẫn và chuyển khoa thính học BV TMH TP để kiểm tra lại, theo dõi, xác định bệnh lý và có hướng điều trị. Có 92 trẻ đo không đạt tại BV Phụ Sản quốc tế, được kiểm tra lại là 6,5%. Kiểm tra tại khoa thính học bằng nghiệm pháp đo âm ốc tai (OAE) kết hợp điện thính giác thân não (ABR).

Kết quả: có 2 trường hợp bất thường (1 tổn thương ốc tai, 1 khiếm thính thể trung bình) và 1 trường hợp dị tật ống tai, vành tai, lỗ tai kèm SDD. Tỷ lệ trẻ bất thường thính lực tại BVPSQT là 0,21%.

Kết luận: Nên tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện có khoa sản trước khi xuất viện. Tuổi sơ sinh khi đo thuận lợi nhất là 2,3,4 ngày tuổi. Phát hiện sớm khiếm thính sẽ giúp can thiệp kịp thời, tránh hậu quả xấu cho trẻ. Hướng NC  tiếp tục chú ý nhóm sơ sinh điều trị tại phòng chăm sóc tích cực.

ABSTRACT:

NEWBORN HEARING-SCREENING
  IN SAI GON INTERNATIONAL OB-GYN HOSPITAL

Objective: From 1/2/2007 to 30/6/2007, Saigon international OB-GYN hospital screened for hearing loss in 1412 newborn babies  before they left the hospital. We used 2 stages protocols for newborn hearing screening; first with oto-acoustic emissions (OAE) in Sihospital. Second, infants who fail with the OAE, examined with auditory brainstem response (ABR) at the Audiology department of ENT Hospital in HCM city  after 1 - 4 weeks, to identify the type of hearing loss and continue surveillance during childhood. Ninety two babies (6,5%) were referred from the first test at SIH, retested at ENT hospital.

Results: Two babies had hearing impairment; one baby had congenital 2 outer ear deformation and intra-uterine retardation. The ratio loss hearing in Sihospital is 0,21%.

Conclusion: Newborn hearing screening program should be applied in several obstetric department. Age of examination at 2-4 days will give good results. Early detection and treatment hearing loss is very important. Further program, we should pay attention for high risk neonates.

Trích HN Việt - Pháp lần 8, năm 2008