banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

27/01/2010

B/c công trình NCKH: Đánh giá hiệu quả của giường chiếu đèn 2 mặt Photobed

Chủ nhiệm đề tài: TS. BS Ngô Minh  Xuân
    Thực hiện: TS. BS Ngô Minh Xuân
    TS.BS Vũ Tề Đăng
    BS Nguyễn Đắc Minh Châu và CS

TÓM TẮT: Vàng da là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và vàng  da nhân là một biến chứng rất nguy hiểm. Bệnh cần được chẩn đoán sớm ở trẻ sơ sinh và điều trị  bằng cách rọi đèn nhằm phòng tránh các nguy cơ do nhiễm độc thần kinh.

MỤC TIÊU: Nhằm đánh giá hiệu quả của ánh sánh liệu pháp bằng cách sử dụng giường chiếu đèn 2 mặt, sản xuất tại bệnh viện Từ Dũ và khẳng định rằng loại đèn mới này có hiệu quả tốt trong điều trị vàng da sơ sinh .

THIẾT KẾ: nghiên cứu tiền  cứu, thử nghiệm lâm sàng không có đối chứng.

PHƯƠNG PHÁP: Nghiên cứu trên 72 trẻ sơ  sinh, vàng da được chiếu đèn 2 mặt bằng giường  chiếu đèn 2 mặt.

KẾT QUẢ: Nồng độ bilirubin không kết hợp trước chiếu đèn là: 19,6 mg%

Sau 12 giờ điều trị, bilirubin / máu của nhóm nghiên cứu là 16 mg%,  sau 24 giờ l à: 14,7 mg% và sau 48  giờ thì chỉ còn 13,7mg% (P < 0.001)

Thời gian rọi đèn trung bình là 29 giờ.

KẾT LUẬN: Giường chiếu hai mặt có hiệu quả tốt trong điều trị vàng da sơ sinh. Giường này có thể trang bị một cách dễ dàng và kinh tế cho đa số các đơn vị điều trị sơ sinh.

MỞ ĐẦU:

Vàng da tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh xảy ra ở đa số các trẻ sơ sinh đẻ non và gặp ở khỏang 25 - 50 % số trẻ sơ sinh đủ tháng [1,2, 4 ]. Nếu không được phát  hiện và xử trí, trẻ sơ sinh có thể bị biến chứng "vàng da nhân" mà  hậu quả của nó sẽ rất thảm khốc: hoặc trẻ sẽ tử vong trong bệnh cảnh nhiễm độc  thần kinh hoặc nếu sống sót cũng bị di chứng não suốt đời.

Nếu được chẩn đoán sớm,  vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp có thể được điều trị một cách hiệu quả bằng cách dùng thuốc, ánh sáng liệu pháp hoặc thay máu. Trong đó chiếu đèn  là phương pháp điều trị hữu hiệu, đơn giản, an toàn và kinh tế nhất.

Theo số liệu mới nhất, vào  năm 2007 tại Viện Nhi Trung ương, khoa sơ sinh đã nhận và điều trị cho 1190 trẻ  sơ sinh bị vàng da trong đó có 250 trẻ cần phải thay máu. Theo một nghiên cứu cũng tại viện Nhi trung ương thì tỉ lệ các trẻ bị di chứng thần kinh sau thay  máu chiếm khỏang 28%.

Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, trong năm 2007 đã có 550 trẻ sơ sinh vàng da được tiếp nhận từ các tuyến và được điều trị, trong đó có 170 ca vàng da nặng phải thay máu.

Tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm chúng tôi cần điều trị cho hơn 4000 trường hợp trẻ vàng da mà trong đó đại đa số  là bằng phương pháp chiếu đèn.

* Nội dung chi tiết bài viết vui lòng bạn tải file .pdf.