Chẩn đoán vô sinh nam do bế tắt
Pgs. Ts Phạm Văn Bùi
Chủ nhiệm Bộ môn Thận-Niệu - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
TÓM TẮT
MỤC TIÊU: Khảo sát tần suất các bất thường đường sinh dục nam phát hiện qua Trus, đồng thời đánh giá vai trò của Trus qua việc đối chiếu với kết quả mổ thám sát bìu và chụp ống dẫn tinh trong chẩn đóan vô sinh do bế tắt.
TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu nhằm mô tả các trường hợp vô sinh nam do nguyên nhân bế tắt đến điều trị khoa Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ. Tất cả bệnh nhân được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa máu (thử FSH, Testosterone) và phân tích tinh dịch đồng thời được làm siêu âm qua ngã trực tràng để khảo sát các bất thường niệu dục.
KẾT QUẢ: Từ 11/ 2002 đến 04/ 2003, 169 bệnh nhân vô sinh nam nghi do bế tắc điều trị tại khoa Hiếm Muộn (Bệnh viện Từ Dũ ) được thực hiện Trus tại Trung Tâm Chẩn Đoán Y Khoa Hòa Hảo.
59,8% bất thường đường sinh dục nam phát hiện qua Trus. Trong đó:
- 39,2% bất thường tiền liệt tuyến.
- 32,6% bất thường ống phóng tinh (3% đốm vôi/ sỏi, 18,3% nang, 11,3% dãn).
- 44,4% bất thường túi tinh (bất sản hai bên 14,2%, bất sản một bên 3,6%, bất sản một bên và thiểu sản đối bên 4,1%, thiểu sản hai bên 13%, thiểu sản một bên 1,2%, nang 4,7%,...).
- 16,6% không thấy bóng ống dẫn tinh và 10,7% là các nang đường giữa (8,3% nang ống Mller và 2,4% nang túi bầu dục tiền liệt tuyến).
Mổ thám sát bìu, chụp ống dẫn tinh là tiêu chuẩn vàng được sử dụng để đối chiếu với kết quả Trus. Từ đó thấy được vai trò của Trus đặc biệt chính xác trong những trường hợp bất sản hay thiểu sản túi tinh. 88,5% trường hợp bất sản hay thiểu sản túi tinh có bất sản ống dẫn tinh khi mổ thám sát bìu và chụp ống dẫn tinh.
KẾT LUẬN: Trus là phương tiện chẩn đoán hình ảnh cần thiết trong vô sinh nam do bế tắc giúp phát hiện các bất thường của túi tinh, chẩn đoán các bế tắc xa và khảo sát sự toàn vẹn của giao lộ niệu–sinh dục khi một bế tắc gần được dự trù can thiệp vi phẫu để thông nối đường dẫn tinh.
Files đính kèm