banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

20/05/2011

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả có thai của TTON cho – Nhận noãn tại BV PS Trung ương

ThS. BS  Vũ Minh Ngọc
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Nguyễn Viết Tiến,Phạm Thị Hoa Hồng

Mục đích: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả có thai của thụ tinh ống nghiệm cho nhận noãn.

Phương pháp: nghiên cứu mô tả 252 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm cho – nhận noãn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 2008 –  2009.

Kết quả: tỷ lệ có thai lâm sàng là 31,3%. Về phía người nhận noãn: tuổi vợ, thời gian vô sinh, xét nghiệm FSH, số lần IVF và chất lượng tinh trùng của chồng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm có thai lâm sàng và không có thai lâm sàng ở  người nhận. Tỷ lệ có thai cao hơn hẳn ở nhóm người nhận vô sinh nguyên phát so với nhóm vô sinh thứ phát (41,8% và 23,2% p = 0,002). Tỷ lệ có thai cũng được xác định cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm chỉ định xin noãn do suy BT  (44,3%), IVF thất bại (42,3%) so với nhóm đáp ứng kém, dự trữ BT giảm, lớn tuổi (27,2%)và do bất thường NST với (0,0%) với p = 0,03. Tuổi trung bình của chồng người nhận cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm không có thai lâmsàng với p = 0,024. Trong quá trình chuẩn bị NMTC, thời gian dùng E2, độ dày NMTC tương đương giữa 2 nhóm có thai và không có thai, tuy nhiên tỷ lệ có thai cao hơn hẳn ở nhóm NMTC dạng 3 lá so với nhóm khác (45,6% và 10,6%p < 0,001). Về  phía người cho noãn: tuổi, xét nghiệm FSH ngày 3, BMI không có sự khác biệt giữa 2 nhóm có thai và không có thai. Tỷ lệ có thai ở 2 nhóm cùng huyêt thống và khác huyết thống với người nhận là tương đương (30,0% và 32,2% p >0,05). Tỷ lệ có thai ở người nhận cũng không có sự khác biệt giữa 3 nhóm dùng phác đồ dài, ngắn agonist và phác đồ antagonist (31,1%; 31,3% và 40% p  > 0,05). Nhưng số noãn thu được cao hơn hẳn ở nhóm có thai lâm sàng so với nhóm không có thai (8,48 ± 4,22 và 7,18 ± 3,99 p = 0,02). Về đặc điểm chu kỳ: tỷ lệ có thai tương đương giữa 2 kỹ thuật thụ tinh IVF và ICSI (33,3% và 29,4% p > 0,05) cũng như giữa chuyển phôi ngày 2 so với chuyển phôi ngày 3,4 (32,3% và 28,1% p > 0,05). Tuy nhiên, số phôi chuyển ở nhóm có thai cao hơn rõ rệt so với nhóm không có thai (4,23 ± 0,7 và 3,6 ± 1,04 p = 0,000).

Kết luận: các đặc điểm loại vô sinh, chỉ định xin noãn, tuổi chồng, hình dạng NMTC vào ngày cho progesteron, số noãn thu được và số phôi chuyển có thể là các yếu tố dự báo được kết quả có thai lâm sàng trong chu kỳ TTTON cho – nhận noãn.

Từ khóa: thụ tinh trong ống nghiệm, cho – nhận noãn

Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011