Chứng co thắt âm đạo
TS.BS.Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu Sản M – BV Từ Dũ
Chứng co thắt âm đạo, là tình trạng về thể chất hoặc tâm lý có ảnh hưởng đến khả năng của một người phụ nữ khi có bất kỳ hình thức xâm nhập âm đạo nào, bao gồm cả quan hệ tình dục, chèn tampons trong khi hành kinh, và ngay cả việc thăm khám phụ khoa. Điều này được cho là kết quả của một sự co thắt cơ âm đạo không tự ý, làm cho người phụ nữ cảm thấy đau đớn và không thể chịu đựng được bất kỳ loại xâm nhập âm đạo nào, bao gồm cả giao hợp. Trong khi thiếu chứng cứ để xác định rõ ràng cơ nào chịu trách nhiệm cho sự co thắt, các cơ mu-cụt, thường được gợi ý. Những cơ khác như cơ nâng hậu môn, cơ hành hang, cơ vòng âm đạo, cơ cạnh âm đạo, cũng đã được đề nghị.
Một phụ nữ bị co thắt âm đạo không có ý thức kiểm soát sự co thắt. Phản xạ co thắt âm đạo có thể được so sánh với phản ứng nháy mắt khi có 1 vật hướng về phía nó. Mức độ nghiêm trọng của co thắt âm đạo, cũng như những cơn đau trong khi xâm nhập (bao gồm xâm nhập tình dục), thay đổi ở những phụ nữ khác nhau.
Tần suất
Hiện chưa có nghiên cứu dịch tễ đúng đắn về chứng co thắt âm đạo, vì chẩn đoán yêu cầu phải thăm khám mức độ đau đớn, tuy nhiên khi đó đối tượng nghiên cứu sẽ từ chối. Những nghiên cứu thu được dựa vào những dữ liệu mang tính thống kê từ ghi nhận lâm sàng.
Theo nghiên cứu tại Morocco và Sweden, tần suất co thắt âm đạo ở phụ nữ là 6%.
18 -20% phụ nữ ở Anh và Úc có giao hợp đau có lẽ do tuổi quan hệ tình dục khá trẻ.
Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê rõ ràng.
Biểu hiện
Giao hợp đau là biểu hiện thường gặp nhất. Có những trường hợp không thể giao hợp được.
Với bất kỳ hình thức xâm nhập âm đạo nào như: thăm khám phụ khoa bằng tay hoặc mỏ vịt, giao hợp, chèn tampons trong âm đạo khi hành kinh, cơ âm đạo bị co thắt làm người phụ nữ cảm thấy rất đau đớn, gồng người, phản kháng lại, thậm chí đạp cả vào người bác sĩ.
Đau
Có những phụ nữ bị ám ảnh đau đến mức không cho ai đụng vào vùng âm hộ và vùng tầng sinh môn.
Những người bị chứng co thắt âm đạo vẫn có thể mang thai được khi tinh dịch vào trong âm đạo.
Phân loại
Chứng co thắt âm đạo được phân làm 2 loại nguyên phát và thứ phát.
Chứng co thắt âm đạo nguyên phát:
Một người phụ nữ được cho là bị co thắt âm đạo nguyên phát khi cô ta luôn bị đau khi có sự xâm nhập âm đạo do bất kỳ nguyên nhân nào và bất cứ lúc nào. Chứng co thắt âm đạo thường được phát hiện ở thanh thiếu niên và phụ nữ trong độ tuổi hai mươi. Phụ nữ có chứng co thắt âm đạo có thể không biết về tình trạng này cho đến khi họ có sự xâm nhập âm đạo. Một người phụ nữ có thể không biết những lý do của tình trạng co thắt âm đạo này.
Yếu tố nguy cơ:
Một vài trong số các yếu tố chính sẽ góp phần gây nên chứng co thắt âm đạo nguyên phát bao gồm:
• Hội chứng viêm tiền đình- âm hộ, viêm âm đạo.
• Nhiễm trùng đường tiết niệu.
• Nhiễm nấm âm đạo.
• Lạm dụng tình dục, hiếp dâm.
• Bạo lực gia đình hoặc xung đột tương tự trong gia đình.
• Sợ đau liên quan với sự xâm nhập, đặc biệt là quan niệm sai lầm phổ biến của "phá vỡ" màng trinh khi nỗ lực đầu tiên xâm nhập, hoặc ý tưởng cho rằng sự xâm nhập âm đạo lần đầu tiên chắc chắn sẽ gây tổn thương màng trinh.
• Bệnh đau mãn tính.
• Bất kỳ chấn thương xâm lấn thể chất nào (không nhất thiết phải liên quan đến hoặc thậm chí gần bộ phận sinh dục)
Co thắt âm đạo nguyên phát thường là tự phát.
Phân mức độ
Lamont mô tả bốn mức độ co thắt âm đạo:
Mức độ 1: bệnh nhân có co thắt vùng chậu có thể được thuyên giảm với sự trấn an khi thăm khám.
Mức độ 2: sự co thắt hiện diện, duy trì trong suốt quá trình thăm khám vùng chậu ngay cả với sự trấn an.
Mức độ 3: đau đớn nhiều khi thăm khám, bệnh nhân nâng mông để tránh bị thăm khám,.
Mức độ 4: hình thức nghiêm trọng nhất của co thắt âm đạo, các bệnh nhân nâng mông, khép chặt đùi để tránh việc thăm khám, không thể thăm khám được.
Pacik mở rộng việc phân loại Lamont, thêm mức độ thứ năm, trong đó các bệnh nhân trải qua sốc do đau như vã mồ hôi, thở nhanh nông, hồi hộp, run rẩy, buồn nôn, nôn mửa, mất ý thức, muốn nhảy ra khỏi bàn, hoặc tấn công các bác sĩ.
Chứng co thắt âm đạo thứ phát
Chứng co thắt âm đạo thứ phát xảy ra khi một người phụ nữ trước đây đã từng giao hợp hoặc khăm khám âm đạo bình thường.
Điều này có thể do nguyên nhân thực thể như:
- Viêm âm đạo do nấm.
- Chấn thương trong lúc sinh đẻ.
- Nguyên nhân tâm lý.
- Tình trạng “khô hạn” ở những người tiền mãn kinh hoặc mãn kinh,
- hoặc do kết hợp của những nguyên nhân khác nhau.
Những yếu tố khác góp phần gây nên chứng co thắt âm đạo thứ phát bao gồm:
• Sợ mất kiểm soát.
• Không tin tưởng bạn tình.
• Tự ý thức về hình ảnh cơ thể.
• Quan niệm sai lầm về tình dục, bị cưỡng dâm, tâm lý sợ hãi.
• Sợ âm đạo không được rộng hoặc đủ sâu / sợ dương vật của bạn tình quá lớn.
• tình dục chưa được khám phá hoặc bị từ chối (cụ thể, là sinh sản vô tính hay đồng tính nữ)
• Cảm giác bị từ chối của việc chuyển đổi giới tính (đặc biệt, một người đàn ông chuyển giới).
ĐIỀU TRỊ
Có rất nhiều yếu tố có thể góp phần gây nên chứng co thắt âm đạo, có thể là thực thể hoặc tâm lý, và yêu cầu điều trị phụ thuộc vào từng cá nhân. Vì mỗi trường hợp là khác nhau nên việc cá thể hóa trong việc điều trị là rất hữu ích.
Theo tổng quan tài liệu khoa học từ thư viện Cochrane: nhiều nghiên cứu khoa học nghiêm túc đã được thử nghiệm và hỗ trợ hiệu quả của việc điều trị chứng co thắt âm đạo. Trong tất cả các trường hợp, các phương pháp giải mẫn cảm có hệ thống đã được sử dụng, tỷ lệ thành công là khoảng 90% hoặc cao hơn.
Giải mẫn cảm có hệ thống, cũng được biết đến như một liệu pháp tiếp xúc dần dần là một loại liệu pháp hành vi được sử dụng trong các lĩnh vực tâm lý để giúp đỡ có hiệu quả khắc phục nỗi sợ hãi và rối loạn lo âu khác. Cụ thể hơn, nó là một dạng của tình trạng phản kháng, một loại liệu pháp xạ được phát triển bởi bác sĩ tâm thần của Nam Phi, Joseph Wolpe. Trong những năm 1950, Wolpe phát hiện ra rằng những con mèo của Đại học Wits có thể vượt qua nỗi sợ của mình thông qua tiếp xúc dần dần và có hệ thống.
Các quá trình giải mẫn cảm có hệ thống diễn ra theo ba bước. Bước đầu tiên của giải mẫn cảm có hệ thống là việc xác định một hệ thống phân cấp kích thích gây nên sự lo lắng. Bước thứ hai là học tập thư giãn hoặc kỹ thuật đối phó. Một khi các cá nhân đã được dạy những kỹ năng này, họ phải sử dụng chúng trong bước thứ ba để phản ứng lại hướng tới và vượt qua những tình huống trong hệ thống cấp bậc thành lập của nỗi sợ hãi. Mục đích của quá trình này là dành cho các cá nhân để tìm hiểu làm thế nào để đối phó với, và vượt qua nỗi sợ hãi trong mỗi bước của hệ thống phân cấp.
Tâm lý liệu pháp
Theo nghiên cứu định tính của Ward và Ogden về những kinh nghiệm của chứng co thắt âm đạo của phụ nữ (1994): có ba yếu tố góp phần phổ biến nhất gây nên chứng co thắt âm đạo là nỗi sợ hãi của quan hệ tình dục đau đớn; niềm tin rằng tình dục là sai hay đáng xấu hổ (thường là trường hợp của bệnh nhân đã có một sự giáo dục tôn giáo nghiêm ngặt); và kinh nghiệm thời thơ ấu do chấn thương (không nhất thiết là quan hệ tình dục).
Đối với đa số phụ nữ có Co thắt âm đạo, các khía cạnh tâm lý phải được giải quyết cùng với các biểu hiện thực thể. Một số phụ nữ, đặc biệt là những người có Co thắt âm đạo thứ phát, có thể trị liệu về thực thể hơn là điều trị tâm lý.
Có những khó khăn về cảm xúc liên quan đến chứng Co thắt âm đạo, ngay cả đối với phụ nữ có Co thắt âm đạo do nguyên nhân hoàn toàn thể lý, những cảm xúc này có thể bao gồm lòng tự trọng thấp, vấn đề quan hệ, tiếp tục sợ hãi sự xâm nhập, và trầm cảm.
Vật lý trị liệu
Một vật lý trị liệu vùng chậu có thể đánh giá các cơ vùng chậu tăng trương lực mà thường ảnh hưởng và / hoặc gây co thắt âm đạo thông qua việc thực hiện một cách tiếp cận đa phương thức trong điều trị.
Vật lý trị liệu vùng chậu bao gồm cả hai phương thức bên ngoài và bên trong. Điều trị bên trong được thực hiện bằng cách chèn một ngón tay vào âm đạo để sờ các cơ bên trong, và đánh giá bất kỳ sự thu hẹp của mô liên kết hay "nút thắt" còn được gọi là điểm kích hoạt cân cơ. Dùng dụng cụ nong âm đạo để nới rộng âm đạo với các kích cỡ khác nhau thay thế việc chèn ngón tay có thể phù hợp hơn cho những người có một số tín ngưỡng tôn giáo hay văn hóa nhất định.
Dùng chất bôi trơn có thể hỗ trợ cho 1 số ít trường hợp.
Thuốc ức chế thần kinh
Botulinum toxin A (Botox) đã được coi là một lựa chọn điều trị, theo ý tưởng tạm thời làm giảm trương lực cơ sàn chậu. Mặc dù không có các thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên đã được thực hiện với điều trị này, các nghiên cứu thực nghiệm với các mẫu nhỏ đã cho thấy nó có hiệu quả. Tương tự trong cơ chế của điều trị, lidocaine có cũng đã được thử nghiệm như một lựa chọn.
Thuốc chống lo lắng, thuốc chống trầm cảm đã được cung cấp cho bệnh nhân kết hợp với các phương thức trị liệu tâm lý khác, hoặc nếu những bệnh nhân trải qua mức độ cao của sự lo lắng từ tình trạng của họ. Kết quả từ những loại dược liệu pháp chưa thống nhất.
Vấn đề quan hệ tình dục
Một người phụ nữ bị chứng co thắt âm đạo dễ gây nên cảm giác bực bội cho những người khác, bao gồm bạn tình và các bác sĩ. Co thắt âm đạo không có nghĩa là một người phụ nữ không muốn giao hợp hoặc không yêu bạn tình của mình. Phụ nữ với chứng co thắt âm đạo có thể tham gia vào một loạt các hoạt động tình dục khác, miễn là không xâm nhập âm đạo. Những phụ nữ bị chứng co thắt âm đạo vẫn có ham muốn quan hệ tình dục xâm nhập như những phụ nữ khác nhưng bị ức chế bởi sự đau đớn.
Trường hợp cụ thể
Thực tế, đã có trường hợp thai phụ đến ngày dự sinh mà bác sĩ không thể khám âm đạo trong suốt thai kỳ và ngay cả khi làm hồ sơ nhập viện. Những trường hợp này thường có chỉ định mổ lấy thai.
Trường hợp 1.
Chị N.T.L 28 tuổi, lập gia đình 14 tháng, không giao hợp bên trong âm đạo được đến khám.
Chu kỳ kinh nguyệt đều mỗi tháng, kéo dài 3 ngày, không đau bụng kinh.
(Chồng 40 tuổi: bộ phận sinh dục ngoài bình thường, đã có vợ và 2 con trước).
Khám vợ:
Tổng trạng trung bình, không ghi nhận bệnh lý các cơ quan.
Khám phụ khoa: tư thế luôn khép hai đùi, không hợp tác với bác sĩ. Siêu âm bụng: tử cung và hai buồng trứng trong giới hạn bình thường. Sau khi động viên, trấn an tinh thần, bác sĩ chỉ khám được bằng 1 ngón tay vào âm đạo: màng trinh, cổ tử cung và âm đạo bình thường, vì chị L đau đớn và kháng cự nên bác sĩ không thể đặt mỏ vịt được.
Trường hợp 2.
Chị L.Y.P 34 tuổi, mang thai 39 tuần đến khám vì đau bụng từng cơn và ra nước âm đạo. Trong suốt thai kỳ, chị vẫn khám thai đều đặn, tuy nhiên không 1 lần khám âm đạo.
Khi vào viện, chị không đồng ý khám âm đạo mặc dù được giải thích kỹ và trấn an.
Cuối cùng, chị được mổ lấy thai. Sát trùng vùng âm hộ và đặt ống thông tiểu rất khó khăn vì chị quá sợ hãi và không hợp tác. Sau khi vô cảm mới có thể thực hiện được những thủ thuật này. Khám sau mổ: cơ quan sinh dục ngoài: màng trinh, âm hộ, âm đạo hoàn toàn bình thường.