Khởi phát chuyển dạ bằng Oxytocin và băng huyết sau sinh


    J. Belghiti, G. Kayem, C. Dupont, R.  Rudigoz, M.-H. Bouvier-Colle,
      C.Deneux-Tharaux  pour le Groupe Pithagore 6 et F. Puech

    Băng huyết sau sinh (BHSS) là biến chứng rất thường gặp, xảy ra khoảng 5 – 10% phụ nữ. Tại Pháp, băng huyết sau sinh nặng chiếm 1% các trường hợp sau sinh và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ (18%) và tàn tật nghiêm trọng. Đờ tử cung là nguyên nhân hàng đầu của BHSS (60%) và tỷ lệ tăng cao tại nhiều nước. Có nhiều nguy cơ gây BHSS đã được mô tả, tuy nhiên chỉ lý giải được một phần nhỏ và không giải thích được sự gia tăng tỷ lệ BHSS do đờ tử cung.

    Oxytocin là hormone tự nhiên gây tác động kích thích sự co thắt cơ tử cung. Nó được sử dụng trong sản khoa như thuốc điều trị. Chúng ta phân biệt oxytocin sử dụng sau khi sinh hay trong chuyển dạ. Oxytocin sử dụng sau sinh được khuyến cáo bởi các chuyên gia Pháp (RPC 2004) và trên toàn cầu nhằm giảm nguy cơ BHSS. Ngày nay, khoảng 85% phụ nữ được sử dụng tại Pháp (theo khảo sát chu sinh quốc gia 2010)

    Chỉ định và cách thức sử dụng Oxytocin trong chuyển dạ ít có chuẩn cụ thể. Nó có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dạ nhằm tránh một cuộc mổ lấy thai. Mục đích này đạt được trong vài trường hợp đặc biệt, nhưng lợi ích của việc sử dụng trên quy mô lớn vẫn chưa rõ ràng (Cochrane 2011). Nó dường như được sử dụng khá rộng rãi ở Pháp với 64% sản phụ, theo khảo sát mới đây của chu sinh quốc gia 2010.

    Khởi phát chuyển dạ bằng Oxytocin là thực hành thường gặp, vượt ngoài những chỉ định đã biết, vì vậy góp phần gây nguy cơ BHSS. Tuy nhiên hiện còn  khá ít nghiên cứu về vấn đề này. Giả thuyết chúng tôi đặt ra là khởi phát chuyển dạ bằng Oxytocin làm tăng nguy cơ BHSS nặng do đờ tử cung. 

    Mục tiêu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa khởi phát chuyển dạ bằng Oxytocin và nguy cơ BHSS nặng.
    Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng đượ  thực hiện trong dân số. 1483 ca đều là BHSS nặng tại 106 nhà bảo sanh ở 3 tỉnh nước Pháp trong vòng 1 năm (2005 – 2006). BHSS nặng được định nghĩa khi giảm  lượng Hb > 4g/dl và/hay bệnh nhân phải truyền máu. Nhóm chứng (n= 1758) là mẫu đại diện nhóm phụ nữ không bị BHSS trong cùng một dân số. Mối quan hệ giữa  khởi phát chuyển dạ bằng Oxytocin và nguy cơ BHSS được phân tích bằng mô hình logistic đa cấp kèm với điều chỉnh yếu tố gây nhiễu.

    Kết  quả: 73% trường hợp bệnh và 61% ca chứng đều dùng Oxytocin trong chuyển dạ. Tổng liều dùng và dòng chảy tối đa là 2,4UI và 9,8mUI/phút đối với trường hợp bệnh và 1,6UI và 8,2mUI/phút đối với nhóm chứng.

    Tác động của Oxytocin trong chuyển dạ đối với nguy cơ BHSS so với Oxytocin dự phòng sau sinh khác biệt đáng kể (p = 0,004).
    Khác biệt có ý nghĩa giữa Oxytocin trong chuyển dạ và oxytocin dự phòng sau sinh với nguy cơ BHSS (p=0,004). Nếu không dùng Oxytocin dự phòng sau sinh, khởi phát chuyển dạ liên quan đến sự tăng nguy cơ BHSS nặng (OR hiệu  chỉnh:1,8; KTC 95%: 1,3 – 2,6). Có mối quan hệ giữa liều dùng và tác động cho tất cả các phương pháp: tổng liều Oxytocin từ 2,0 và 3,9 UI, hay ≥ 3,9UI làm tăng nguy cơ BHSS nặng lên khoảng 3 và 5 lần. Tương tự, dòng chảy tối đa giữa 10 và 15mUI/ phút hay ≥ 15mUI/phút làm tăng khoảng 2 và 3 lần nguy cơ BHSS.

    Ở những phụ nữ nhận Oxytocin dự phòng sau sinh, sau khi hiệu chỉnh, sự  khác biệt không có ý nghĩa giữa nguy cơ BHSS và khởi phát chuyển dạ bằng Oxytocin (OR hiệu chỉnh: 1,1, KTC 95%: 0,8 – 1,4), nhưng làm tăng nguy cơ BHSS đối với nhóm phụ  nữ sử dụng liều cao Oxytocin.

    Kết luận: Khởi phát chuyển dạ bằng Oxytocin tùy thuộc vào liều sẽ làm tăng  nguy cơ BHSS đối với nhóm phụ nữ không sử dụng Oxytocin dự phòng sau sinh. Oxytocin dự phòng sau sinh có thể làm thay đổi tình trạng này.

    Những kết quả này chỉ cho chúng ta thấy cần đánh giá lại trong thực hành để sử dụng tốt hơn loại hormone này trong chuyển dạ: đảm bảo chỉ định và kiểm soát cách thức sử dụng. Cũng giống như tất cả các can thiệp nội khoa khác, quyết định sử dụng Oxytocin phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của nó, và nguy cơ BHSS là một yếu tố trong quyết định này.

    * Trích Tài liệu HN Sản Phụ khoa Việt - Pháp - Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 12, ngày 10-11/05/12


    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ