Giá trị tiên lượng của sinh thiết tinh hoàn trong hút tinh trùng mào tinh qua da

    ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng
    Bệnh viện Bình Dân  
    Nguyễn Thành Như, Phạm Hữu Đương, Đặng Quang Tuấn,
    Phạm Văn Hảo, Nguyễn Hồ Vĩnh Phước
     

    Mở đầu: Vô sinh chiếm tỷ lệ 15% trong cộng đồng, vô tinh chiếm tỷ lệ 14% trong nguyên nhân vô sinh. TTTON với tinh trùng mào tinh đã mở ra hướng mới trong điều trị vô sinh nam.

    Mục tiêu: khảo sát các yếu tố tiên lượng của sinh thiết tinh hoàn trong hút tinh trùng mào tinh qua da (PESA).

    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp vô tinh bế tắc đã được phẫu thuật thám sát bìu tại Khoa Nam học – Bệnh viện Bình Dân, có kết quả giải phẫu bệnh. Bệnh nhân được chỉ định hút tinh trùng mào tinh qua  da để TTTON, thực hiện tại khoa hiếm muộn bệnh viện Từ Dũ, từ  tháng 04 năm 2009 đến tháng 04 năm 2010.

    Kết quả: 78 bệnh nhân. Tuổi trung bình của người chồng 35,23 ± 6,06 tuổi, vợ: 30,49 ± 4,18 tuổi. Thời gian vô sinh 5,57 ± 3,68 năm. 100% trường hợp thu được tinh trùng mào tinh, không có trường hợp nào chuyển sang tinh trùng tinh hoàn. Thời gian thực hiện PESA trung bình: 6,86 ± 3,51 phút. Nếu tỷ lệ ống sinh tinh có tinh trùng trên tổng số ống sinh tinh của mặt cắt lớn hơn 40% thì khả năng thu đủ tinh trùng là  60% với thời gian dưới 10 phút.

    Kết luận: Sinh thiết tinh hoàn là một yếu tố giúp tiên lượng thành công khi thực hiện hút tinh trùng mào tinh qua da.

    Từ khoá: hút tinh trùng mào tinh qua da, sinh thiết tinh hoàn.

    Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ