Sự phân bố tuýp Human Papillomavirus (HPV) ở ung thư cổ tử cung xâm lấn và sang thương tiền ung thư mức độ cao

    ThS.BS Lê Quang Thanh
    Bệnh viện Từ Dũ
    BS. CKII. Phạm Việt Thanh, PGS. TS. Vũ Thị Nhung, Vũ Bá Quyết,
    Cao Ngọc Thành, Ramakrishnan Gunasekaran, Yu Ta-Wen, Chen Jing

    Đặt vấn đề

    Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là ung thư đứng thứ hai ở phụ nữ trên toàn cầu và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do ung thư ở phụ nữ ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc UTCTC theo tuổi là 11,5/100.000 phụ nữ và là ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi. Chủng ngừa HPV nhắm vào những tuýp gây ung thư cùng với sàng lọc giúp giảm gánh nặng của ung thư cổ tử cung. Số liệu về sự phân bổ các tuýp HPV và sang thương cổ tử cung tiền ung thư mức độ cao sẽ rất hữu ích để đánh giá khả năng ảnh hương của chủng ngừa HPV ở Việt Nam.

    Mục tiêu

    Đánh giá tỉ lệ lưu hành của HPV-16, -18 và những tuýp HPV nguy cơ các khác ở phụ nữ Việt Nam trưởng thành có ung thư cổ tử cung xâm lấn (ICC), loạn sản nội biểu mô cổ tử cung (CIN) II/III hay ung thư tuyến tại chỗ cổ tử cung (AIS).

    Phương pháp

    Phụ nữ Việt Nam >21 tuổi, được chẩn đoán với ICC hay CIN II/III/AIS được tuyển tiến cứu. Mẫu cổ tử cung thu thập theo quy trình lâm sàng thường quy được kiểm tra để xác nhận tổng thương và xét nghiệm sự hiện diện của HPV bằng SPF-10 PCR và line probe assay (LiPA).

    Kết quả

    HPV DNA được phát hiện trong 97.0% (130/134) mẫu ICC và 93.7% (118/126) mẫu CIN II/III/AIS. Trong số bệnh nhân ICC, 91.5%nhiễm duy nhất một tuýp HPV; HPV-16  (52.1%), HPV-18 (36.1%) và HPV-52 (3.4%) là những tuýp thường gặp nhất. Những tuýp HPV này được quan sát thấy nhiều nhất ở những bệnh nhân ung thử tế bào vảy. Ở những bệnh nhân ung thư tuyến/tế bào very với nhiễm duy nhất một tuýp HPV, HPV-18 (80.6%) là tuýp nổi bật, tiếp theo là HPV-16 (16.1%). Trong số bệnh nhân CIN II/III/AIS, 83.9% trường hợp nhiễm duy nhât một tuýp HPV; HPV-16(47.5%), HPV-52 (25.3%), và HPV-58 (12.1%) được phát hiện thấy nhiều nhất.

    Kết luận

    HPV-16 và HPV-18 được phát hiện thấy nhiều nhất ở phụ nữ Việt Nam được chẩn đoán ICC. Người ta kỳ vọng rằng vắc xin phòng bệnh chống lại các tuýp HPV gây ung thư trong đó có HPV-16/18 giúp giảm gánh nặng của ung thư cổ tử cung ở Việt Nam (StudyID: 110428).

    Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ