Sự phát triển và bệnh học phổi thai nhi trên MRI
Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y khoa Vienna, Áo
Vì phổi suy yếu có ảnh hưởng nghiêm trọng lên tỉ lệ bệnh và tỉ lệ chết sau sinh, hệ hô hấp thai là một trong những sự quan tâm chính của các nghiên cứu hình ảnh trước sinh. Đặc biệt là trước sự tiến bộ của việc lựa chọn điều trị trong tử cung và sự cải thiện trong việc hỗ trợ hô hấp cho sơ sinh và sanh non dẫn đến sự cần thiết có một thể thức chẩn đoán hình ảnh trước sanh thích hợp, cung cấp nhiều thông tin về cấu trúc và phân tử.
Trong thập niên qua, việc sử dụng MR càng ngày được chấp nhận như một công cụ chính xác trong việc đánh giá và định lượng sự phát triển phổi thai nhi. Những thành tựu mới đây cho thấy rằng đánh giá MR thai không những cung cấp thêm những thông tin quan trọng cho siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý lồng ngực thai - kĩ thuật này còn có khả năng thu hẹp khoảng cách giữa hình thái và chức năng của sự phát triển phổi.
Mục đích đầu tiên trong việc đánh giá trước sinh của sự phát triển phổi là phát hiện thiểu sản phổi trong tử cung, điều này xác định bằng bệnh học khi tỉ lệ phổi/ trọng lượng thai dưới 0.015. Đo thể tích phổi bằng siêu âm và MR được chứng minh là kĩ thuật có giá trị và đáng tin cậy để xác định kích thước phổi trong thí nghiệm và trên thực nghiệm. Vì vậy, một độ nhạy có thể chấp nhận được trong việc phát hiện kích thước phổi nhỏ trước sanh. Trên hình axial T2W phổi thai nhi được thể hiện trên mỗi lát cắt và đa lát cắt bằng độ dày lát cắt (thường là 3mm, không có khoảng trống giữa các lát cắt). Cử động thở của mẹ và thai phải được loại bỏ trước khi đo thể tích để hạn chế việc đánh giá quá mức hay đánh giá thiếu kích thước phổi. Thể tích phổi giữa 18 tuần và lúc sanh được xác định không có bệnh lý và cung cấp giá trị tham khảo có giá trị liên quan đến tuổi thai. Ngoài ra, tỉ lệ thể tích phổi/ thể tích cơ thể tạo nên sự cải thiện về độ nhạy của phương pháp này.
Tuy nhiên, kích thước của cơ quan không nhất thiết phải tương quan với kết quả hô hấp. Sau khi phổi đã đạt đến mức độ trưởng thành nào đó, trẻ sơ sinh có thể tích phổi thấp hoặc thậm chí giảm vẫn sống mà không cần bất kì sự hỗ trợ hô hấp nào. Vì vậy, thật cần thiết thu thập dữ liệu về sinh hoá sự trưởng thành của những cơ quan này. Sử dụng các chuỗi xung MR khác nhau có thể giúp mô tả đặc điểm dịch/lipid/ protein của những khoảng khí sau này và cung cấp thêm các dữ liệu ở phổi trưởng thành và có chức năng. Vì tín hiệu của phổi bị ảnh hưởng bởi nhiều kĩ thuật hoặc các yếu tố phụ thuộc, sự phát triền của kĩ thuật độc lập đánh giá tín hiệu của phổi liên tục và dường như có nhiều triển vọng (Kasprian, 2011a). Hơn nữa, chuỗi xung khuếch tán cung cấp sự hiểu biết bên trong những cấu trúc rất nhỏ của phổi và có thể giúp đem ánh sáng đến ‘điểm mù’ hiện nay của MR thai – mạch máu phổi.
Sự phối hợp các thông tin kích thước phổi, sinh hoá và vi cấu trúc sẽ tăng khả năng tiên đoán việc hô hấp của những thai thiểu sản phổi và hướng dẫn các quyết định quan trọng cho điều trị sau sanh (Kasprian, 2011b). Vì MR có trường khảo sát lớn cho phép đánh giá toàn bộ thai nhi và có thể giúp chúng ta loại trừ hoặc phát hiện các bệnh lý liên quan có tiên lượng xấu. Thêm vào đó, chuỗi xung MR động mô tả cử động hô hấp của thai và cho phép đánh giá gián tiếp tính toàn vẹn của các thần kinh có liên quan bằng cách tạo ra chuyển động hô hấp.
Cuối cùng, MR có độ phân giải tốt về giải phẫu ngực thai thường giúp sàng lọc chẩn đoán từ siêu âm chuyển đến và cung cấp những thông tin lâm sàng thú vị trong các bệnh lý ngực khác nhau (tràn dịch màng phổi, CCAM, CDH, nang phế quản).
Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011