Sự phát triển não thai nhi – Quan điểm truyền thống

    BS. Gregor Kasprian
    Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y khoa Vienna, Áo


    Cho đến nay sự nghiên cứu trên thực nghiệm về sự phát triển của não thai là lĩnh vực dành cho siêu âm thần kinh (Malinger và cs, 2005). Nhờ vào sự cải tiến kĩ thuật của MRI thai và sự phát triển của những chuỗi xung nhanh, MRI thai có khả năng  nhìn thấy ngay cả những cấu trúc tinh tế của não thai từ lúc thai sớm ở 18 tuần. Ngoài ra, chuỗi xung T2W TSE, T1, FLAIR, steady state free precession và echo planar có thể cung cấp thêm thông tin về các đặc điểm hoá  học của hệ thần kinh trung ương thai (Brugger và cs, 2006).


    Đặc biệt ngay từ giai đoạn phát triển sớm của tam cá nguyệt thứ hai (từ trước 24 tuần), sự chẩn đoán chính xác và chắc chắn các bất thường của não thai là một sự thách thức cho siêu âm và MRI (Malinger và cs, 2002). Thêm vào đó các cấu trúc của hệ thần kinh trung ương có kích thước nhỏ, sự thiếu các nếp gấp vỏ não hạn chế khả năng của chúng ta trong đánh giá hình thái của não đúng với độ trưởng thành chuyên biệt theo  tuổi thai. Vì vậy, những nổ lực trong tương lai của chúng ta phải hướng đến mô tả những đặc điểm vi cấu trúc giải phẫu não thai bằng nhiều phương thức và kĩ thuật khác nhau.

    Lúc 18 tuần, siêu âm và MR có thể  thấy hoàn toàn thể chai, mép hải mã và cho phép chẩn đoán chuyên biệt các bất  thường mép gian bán cầu. Vì thuỳ thái dương phát triển nhanh, do đó bắt đầu có dấu hiệu ‘sự hình thành nắp’ (opercularization). Dấu hiệu này tương ứng với tuổi thai và tạo mốc đầu tiên cho việc đánh giá não ở tam cá nguyệt giữa. Sự xoay liên tục vào trong của hồi hải mã thẳng đứng có thể được đánh giá bằng MRI thai và người làm siêu âm có kinh nghiệm. Rãnh não xuất hiện sớm nhất và thường  thấy rõ nhất là rãnh đính chẩm, sau đó là rãnh cựa và rãnh đai. Bắt đầu tuần 24, hồi thái dương trên bên phải thường xuất hiện phía sau thuỳ thái dương, phát triển trước phần bên trái tới 2 tuần (Kasprian et al., 2010), do đó thể hiện sự bất xứng rõ rệt về hình dạng giữa hai bán cầu.

    Các nghiên cứu so sánh với MRI sau sanh và mô học đã chứng minh khả năng của MRI thai quan sát thấy có sự phân lớp của não thai trong thời gian ngắn, có thể được đánh giá như là lợi ích lớn của phương tiện hình ảnh này. T2W, T1W và đặc biệt là chuỗi xung khuếch tán được sử dụng để đánh giá bề dày và định khu của não thất, các vùng trung gian, subplate và cortical plate (Rados et al., 2006). Ngoài ra vùng quan trọng về chức năng ‘vùng giao thoa’ (crossroads) của các sợi thần kinh, tăng tín hiệu trên T2W và có thể tượng trưng vùng não mà đặc biệt có ái lực cao với bệnh lý của quá trình phát triển.

    Sự khác nhau về đặc điểm vật lý của siêu âm và MRI là cơ bản của việc tiếp cận sự bổ sung mạnh mẽ để miêu tả giải  phẫu ‘đơn giản’ của não thai. Cái nhìn thấy được đến tận bên trong đạt được bằng cả hai phương pháp sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng dự đoán sớm và chính xác bệnh lý não thai (Pugash et al., 2010).

    Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ