banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

24/10/2017

Sử dụng kháng sinh sau mổ lấy thai giúp giảm nhiễm trùng ở phụ nữ béo phì

Ds Thân Thị Mỹ Linh (lược dịch)
Khoa Dược

Nghiên cứu mới được công bố ngày 27 tháng 1 năm 2017 cho thấy những phụ nữ béo phì nếu được chỉ định một liệu trình kháng sinh chi phí thấp sau khi mổ lấy thai thì tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ giảm xuống 60%.

Các nhà điều tra ước tính nếu chiến lược sử dụng kháng sinh này được thực hiện khắp Hoa Kỳ, gần 46.000 trường hợp nhiễm trùng phẫu thuật và 5 trường hợp tử vong mẹ sẽ được ngăn chặn mỗi năm, tiết kiệm hơn 1 tỷ USD chi phí điều trị.

Các hướng dẫn hiện nay khuyến cáo nên dùng kháng sinh trước khi rạch da nhưng ở phụ nữ béo phì lượng thuốc trong máu thấp hơn. Và với lượng máu mất trong quá trình mổ lấy thai thì nồng độ kháng sinh trong máu sẽ càng thấp hơn, về cơ bản là sẽ hết 4 giờ sau phẫu thuật. Vào thời điểm 4 giờ sau phẫu thuật, vết thương chưa lành và vi khuẩn tiếp tục đi vào vết mổ và tử cung, đặc biệt ở phụ nữ bị vỡ màng ối.

Có khoảng 1,3 triệu ca mổ lấy thai ở phụ nữ béo phì hàng năm mặc dù béo phì làm giảm khoảng 30% đến 40% số trường hợp mang thai. Ước tính 3% - 13% tổng số ca sinh mổ có biến chứng là nhiễm trùng sau phẫu thuật và phụ nữ béo phì thì nguy cơ mắc các biến chứng này tăng từ 2 đến 5 lần.

Tại cuộc hội thảo Society for Maternal-Fetal Medicine hàng năm năm 2017, tiến sĩ Warshak, đại học Cincinnati đưa ra các kết quả từ một nghiên cứu đánh giá xem liệu một đợt kháng sinh kéo dài có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ ở những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 kg/m².

Trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng, nhóm nghiên cứ gồm 192 phụ nữ được chỉ định cephalexin 500mg kết hợp với metronidazol 500mg uống mỗi 8 giờ trong 48 giờ và 190 phụ nữ thuộc nhóm chứng có sử dụng giả dược (placebo).

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao ở cả nhóm sử dụng kháng sinh và nhóm chứng là 27% so với 30%, tỷ lệ bệnh tiểu đường trước sinh là 16% so với 19% và cao huyết áp mãn tính là 49% so với 51%. Tuổi thai lúc sinh trung bình là 37,5 tuần ở hai nhóm, tỉ lệ đa thai, mổ lấy thai  lần đầu và tiền sản giật cũng tương tự nhau. Tất cả phụ nữ được chăm sóc ngoại khoa chuẩn và đa số đều trải qua các vết rạch Pfannenstiel ngang, có khâu vết thương.

Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung hoặc vết mổ trên da. Kết cục khác bao gồm viêm tế bào, viêm nội mạc tử cung, sốt và vết thương hở. Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ tại chỗ ở nhóm sử dụng kháng sinh thấp hơn 63% so với nhóm dùng giả dược. Trong số 119 phụ nữ bị vỡ ối tỷ lệ này thấp hơn 77%, đối với 264 phụ nữ có màng ối còn nguyên vẹn tỷ lệ này thấp hơn 44%, mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa. Một phụ nữ được loại trừ khỏi phân tích không còn đáp ứng tiêu chí BMI.

Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm trùng ở các trang phẫu thuật

Nhiễm trùng vết mổ

Nhóm sử dụng kháng sinh

Nhóm sử dụng giả dược

Nguy cơ tương đối

Tất cả thai phụ

6,8

16,3

0,37

Thai phụ bị vỡ ối

9,8

32,8

0,23

Thai phụ chưa bị vỡ ối

5,3

9,2

0,56

Nhiễm trùng thường gặp ở phụ nữ có vỡ ối hơn so với những trường hợp ối chưa vỡ (21,3% so với 7,2%). Tổng số phụ nữ phải điều trị để ngừa nhiễm trùng là 10 thì trong số đó 4 trường hợp có ối vỡ. Kết cục khác biệt có ý nghĩa thống kê là giảm 60% viêm tế bào nhưng giảm nguy cơ viêm nội mạc tử cung và nhiễm trùng vết rạch da cũng gần có ý nghĩa.

Bảng 2. Các kết quả thứ cấp

Kết cục

Nhóm sử dụng kháng sinh

Nhóm sử dụng giả dược

Nguy cơ tương đối

Giá trị p

Viêm tế bào

6

14

0,40

.01

Viêm nội mạc tử cung

1

4

0,24

.05

Vết thương hở

10

16

0,57

.07

Ở phụ nữ có màng ối vỡ, nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến vết thương giảm xuống 59% ở nhóm dùng kháng sinh so với nhóm dùng giả dược (p = 0,04), nguy cơ viêm tế bào thấp hơn 74% (p = 0,01) và nguy cơ viêm nội mạc tử cung thấp hơn đáng kể là 77% (p = 0,05). Ở phụ nữ có màng ối còn nguyên vẹn, không có sự khác biệt nào có ý nghĩa.

Nghiên cứu này thực sự quan trọng bởi vì đây là nghiên cứu đầu tiên cụ thể về dân số béo phì và tìm ra các phương pháp để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nghiên cứu này chưa đủ mạnh để đánh giá hiệu quả của kháng sinh trong các phân nhóm và còn hạn chế vì dân số có nguy cơ cao đến từ một trung tâm duy nhất và phụ nữ bị nhiễm trùng ối đã được loại trừ khỏi phân tích.

Vi khuẩn có trong sữa mẹ giúp thiết lập hệ vi khuẩn lành mạnh trong ruột của bé, việc điều trị bằng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn trong sữa mẹ và có thể gây hậu quả đối với sức khoẻ trẻ sơ sinh. Vấn đề đề kháng kháng sinh cũng cân được quan tâm. Tuy nhiên nghiên cứu này hứa hẹn sẽ tạo một phương pháp điều trị bằng thuốc uống ít tốn kém sẽ làm giảm nguy cơ, đặc biệt đối với những phụ nữ có chỉ số BMI trên 30 kg/m², những người này có nguy cơ cao bị biến chứng liên quan đến vết thương. Các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi và đánh giá tác động bất lợi của việc sử dụng kháng sinh trong vòng 48 giờ sau sinh trước khi đưa phác đồ này áp dụng vào thực tế.

Nguồn

http://www.medscape.com/viewarticle/875067