banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

08/08/2018

Cảnh báo của FDA về chống chỉ định sử dụng Tramadol ở phụ nữ cho con bú

Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang (dịch)
Khoa Dược – BV Từ Dũ

Khuyến cáo này không dựa trên bất kỳ bằng chứng mới nào và cũng không có báo cáo về tác dụng phụ khi phơi nhiễm Tramadol qua sữa mẹ. Do đó, không giống như Codeine, khuyến cáo này hoàn toàn dựa trên lý thuyết.

Khuyến cáo

Tramadol có thể tiếp tục được sử dụng (với sự thận trọng) trong thời gian cho con bú. Luôn sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Trẻ sơ sinh nên được theo dõi về những tác dụng phụ như buồn ngủ (nhiều hơn bình thường), khó bú, khó thở hoặc yếu ớt (limpness) và táo bón; thông báo với bác sĩ ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào xảy ra.

Tổng quan và bằng chứng

FDA tuyên bố rằng lý do cảnh báo dựa trên thực tế là Tramadol và chất chuyển hóa của nó tiết vào sữa mẹ và Tramadol có nguy cơ tương tự liên quan đến chuyển hóa cực nhanh như Codeine, có khả năng dẫn đến nồng độ không an toàn chất chuyển hóa của Tramadol trong máu mẹ và sữa mẹ [1].

Các tài liệu tham khảo mà FDA sử dụng để hỗ trợ khuyến cáo này là:

  • Medication and Mother’s Milk (Hale)
  • Drugs in pregnancy and lactation (Briggs)
  • Allegaert K, Rochette A, Veyckemans F. Developmental pharmacology of tramadol during infancy: ontogeny, pharmacogenetics and elimination clearance. Paediatr Anaesth. 2011;21:266-73
  • Bloor, et al. Tramadol in pregnancy and lactation. International Journal of Obstetric Anesthesia. 2012;21:163-167

Những tài liệu đã được tham khảo nhưng không cung cấp bất kỳ bằng chứng cụ thể nào để hỗ trợ cảnh báo của FDA. Tramadol được chuyển hóa bởi O-demethylation (CYP2D6) thành O-demethyl tramadol (M1) hoặc bởi N-demethylation (CYP3A) thành N-demethyl tramadol (M2). Chất chuyển hóa M2 không liên quan đến dược lực học. Chất chuyển hóa M1 có ái lực thụ thể µ-opioid cao gấp 200 lần Tramadol [2].

Các đa hình CYP2D6 ảnh hưởng đến việc tạo thành M1. Tuy nhiên, không giống như Codeine (được chuyển hóa thành Morphine), các đặc tính giảm đau của Tramadol không chỉ dựa vào sự biến đổi thành chất chuyển hóa có hoạt tính, bởi vì Tramadol cũng có tác dụng monoaminergic. Ngoài ra, tác dụng của Tramadol chỉ bằng một phần mười của Morphin [2]. Do đó nguy cơ thấp hơn khi sử dụng Tramadol. Cuối cùng, chỉ một lượng rất ít Tramadol và M1 được tìm thấy trong sữa mẹ: từ 0,1% -2,24% liều Tramadol dùng cho mẹ được tính theo cân nặng; và 0,02–0,64% đối với chất chuyển hóa M1 [3, 4].

Dữ liệu so sánh các nồng độ Tramadol và M1 trong sữa mẹ với các chất chuyển hóa nhiều và ít, dựa trên mô hình dược động học dân số. Phơi nhiễm với Tramadol được báo cáo là 2,2% liều tính theo cân nặng của mẹ với các chất chuyển hóa nhiều và 2,6% với các chất chuyển hóa ít. Chất chuyển hóa (M1) được báo cáo là chiếm 0,47% với các chất chuyển hóa nhiều và 0,93% với các chất chuyển hóa ít [5]. Nghiên cứu này được đề cập ngắn gọn trong bài báo thứ hai của FDA [6].

Do không có bằng chứng cho thấy rằng ngay cả với chất chuyển hóa cực nhanh sẽ làm tăng nguy cơ. Cũng không có tác dụng phụ nào được báo cáo trong việc sử dụng Tramadol trong thời kỳ cho con bú. Khác với Codeine, liều tương đối cho trẻ sơ sinh có thể là 8,1% và ngoài ra, có bằng chứng về tác dụng phụ ở những chất chuyển hóa cực nhanh [4, 7].

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 

  1. FDA Drug Safety Communication (20/04/17): FDA restricts use of prescription codeine pain and cough medicines and tramadol pain medicines in children; recommends against use in breastfeeding women Available from: https://www.fda.gov/Drugs/DrugSafety/ucm549679.htm [accessed 12/05/17]
  2. Karel Allegaert, Alain Rochette & Francis Veyckemans. Developmental pharmacology of tramadol during infancy: ontogeny, pharmacogenetics and elimination clearance. Pediatric Anesthesia 2011 (21): 266–273. Paper quoted by FDA
  3. July 2016. Zydol 50mg capsules—Summary of Product Characteristics [online], Grunenthal. Available from www.medicines.org.uk [accessed on-line 12/05/17].
  4. Drugs and Lactation Database (LactMed). LactMed. Toxnet Toxicology Data Network. Available from http://toxnet.nlm.nih.gov/cgi-bin/sis/htmlgen?LACT [accessed on-line 09/06/17].
  5. Salman S, Sy SK, Ilett KF et al. Population pharmacokinetic modelling of tramadol and its o-desmethyl metabolite in plasma and breast milk. Eur J Clin Pharmacol. 2011.
  6. M. Bloor, M.J. Paech, R. Kayea. Tramadol in pregnancy and lactation. International Journal of Obstetric Anesthesia 2012 (21), 163–167. Paper quoted by FDA
  7. Hale TW. Medication and Mother’s Milk. New York:2017 Springer publishing. Available from http://medsmilk.com/menu.html [accessed on-line 09/06/17].