Chào anh!
Hiện tại Bệnh viện Từ Dũ chưa nhận được một chỉ thị hay một quyết định nào của Bộ Y tế về việc sinh con gái thì được thưởng hoặc miễn viện phí. Vì vậy, việc sinh con gái tại Bệnh viện Từ Dũ chưa thể giải quyết về vấn đề thưởng hoặc miễn viện phí.
Chúc anh chị may mắn và hạnh phúc.Chào chị!
Hiện tại Bệnh viện Từ Dũ chưa nhận được một chỉ thị hay một quyết định nào của Bộ Y tế về việc sinh con gái thì được thưởng hoặc miễn viện phí. Vì vậy, việc sinh con gái tại Bệnh viện Từ Dũ chưa thể giải quyết về vấn đề thưởng hoặc miễn viện phí.
Chúc chị may mắn và hạnh phúc.Chào chị!
Hiện tại Bệnh viện Từ Dũ chưa nhận được một chỉ thị hay một quyết định nào của Bộ Y tế về việc sinh con gái thì được thưởng hoặc miễn viện phí. Vì vậy, việc sinh con gái tại Bệnh viện Từ Dũ chưa thể giải quyết miễn viện phí.
Chúc chị may mắn và hạnh phúc.Bạn Hà thân mến!
1/ Con bạn 2 tháng tuổi mà 3 ngày không tự đi cầu được, cần phải bơm đít thì cháu đang bị táo bón. Đây là tình trạng thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Bạn đừng quá lo lắng.
Để khắc phục tình trạng này bạn hãy làm môt số việc sau:
Nếu làm như vậy mà cháu vẫn còn táo bón thì bạn nên đưa bé đi khám BS chuyên khoa Nhi để có cách điều trị khác với các loại thuốc mạnh hơn.
2/ Theo như mô tả của bạn thì bé đúng là đang bị “lác sữa” hay còn gọi là “chàm sữa ”, nguyên nhân dị ứng.
- Thường là loại chàm ở trẻ nhũ nhi, lành tính và tự hết khi bé lớn nếu không bị viêm nhiễm.
- Nếu không có tình trạng viêm đỏ thì bạn chỉ cần săn sóc tại chỗ bằng dung dịch Cetaphil.
- Nếu có tình trạng viêm đỏ và ngứa bạn có thể xức tại chỗ bằng methylene bleu (Milian) mỗi ngày 2- 3 lần. Nếu có bội nhiễm vi trùng ( chảy nước, có mủ, viêm nặng…) thì bạn nên cho bé đi khám BS chuyên khoa Nhi để được dùng thêm kháng sinh.
Chúc bạn thành công!
Thân mến
Ts. Bs Ngô Minh Xuân
Trưởng khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em!
Em bé sơ sinh cần được giữ ấm, nếu ngủ phòng máy lạnh, bé sẽ bị giảm thân nhiệt, ảnh hưởng đến hô hấp,...
Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Quí phụ huynh thân mến!
Con của bạn được 16 ngày tuổi mà chỉ còn vàng da ở mặt, không vàng da ở tay chân, có mức bilirubin trong máu dưới 200 M mol/l thì không đáng ngại nếu cháu vẫn bú tốt, mọi việc đều bình thường.
Vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp cần phải được theo dõi kỹ trong 2 tuần đầu vì nếu bilirubin trong máu tăng quá cao thì có thể gây nhiễm độc thần kinh cho trẻ. Tuy nhiên nếu vàng da kéo dài đến tuần 3 và tuần 4 thì cũng vẫn phải chú ý nếu vàng da lan tới vùng đùi hoặc chân tay thì nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa nhi ngay.
Việc ăn nghệ của bạn hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây vàng da cho trẻ, bạn yên tâm. Bạn nên truy cập và tham khảo thêm một số thông tin về bệnh vàng da sơ sinh trong trang web này.
Chúc bạn thành công. Chào thân ái.
Quí phụ huynh thân mến!
Đa số các trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong vòng 2 tuần đầu, trừ một số trường hợp đặc biệt như bé bị chồi hạch rốn hay các mạch máu rốn chậm khô.
Con của bạn được 10 ngày tuổi mà chưa rụng rốn thì cũng đừng quá lo. Tuy nhiên bạn (hoặc cô y tá) cần vệ sinh chăm sóc rốn hàng ngày để theo dõi và phát hiện các bất thường nếu có.
Thông thường trước khi rụng, phần chân rốn có thể rỉ chút dịch ươn ướt, có thể có chút màu nâu do dính ít máu đông ở mặt cắt của cuống rốn nhưng tuyệt đối không có mủ xanh hoặc mủ vàng và cũng không có mùi hôi thối và xung quanh chân rốn cũng không bị sưng đỏ, trẻ không bị sốt và bú ngủ bình thường. Nếu có các dấu hiệu bất thường này thì bạn cần cho bé đi khám chuyên khoa nhi ngay.
Nếu trẻ bị chồi hạch rốn (granuloma) thì rốn của bé thường chậm rụng và có tiết dịch. Khi thấy dịch chảy ra từ rốn nhiều thì bạn cũng nên đưa bé đi khám bác sĩ về nhi khoa để xác định xem bé có bị chồi hạch rốn hay còn tồn tại ống rốn không? Từ đó bác sĩ sẽ có hướng xử trí và điều trị thích hợp. Chúc bạn thành công.
Chào thân ái.
Chào bạn,
Bé sinh non có thể ảnh hưởng đến hoạt động của mắt.
Tuy nhiên để xác định chính xác có ảnh hưởng hay không và cần điều trị cụ thể như thế nào, bạn phải cho bé đi khám chuyên khoa về mắt.
Bạn nên tránh tự ý phán đoán và cho thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt cũng như làm chậm thời gian cần thiết để điều trị cho bé.
Bạn có thể cho bé khám chuyên khoa mắt tại BV Mắt, bệnh viện Nhi Đồng nhé.
Thân ái,
BSCKI Đặng Ngọc Khánh.
Chào Bạn!
Cám ơn Bạn đã đặt câu hỏi cho diễn đàn.
Bé bú sữa mẹ là từ quầng vú, không phải núm vú, nên Bạn yên tâm là bé sẽ bú sữa mẹ tốt nha. Bạn có thể kéo núm vú dài ra hơn, trước khi cho bé bú hoặc Bạn có thể dùng bơm tiêm hoặc dụng cụ ( bán trên thị trường) để kéo núm vú dài ra.
Bạn có thể cho bé bú sữa mẹ ở những tư thế khác nhau, để bé tự ngậm bắt vú sẽ giúp trẻ bú sữa mẹ tốt hơn.
Bạn tạo dáng vú sẽ giúp bé bú dễ dàng hơn, Bạn nâng đỡ phần dưới vú bằng các ngón tay và dùng ngón cái ấn nhẹ nhàng lên phần trên vú.
Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được NVYT sản khoa, hướng dẫn sử dụng bơm tiêm để kéo núm vú dài ra hoặc Bạn liên hệ số điện thoại 0909359748, để được gởi hình ảnh hướng dẫn sử dụng bơm tiêm để kéo núm vú dài ra.
Chúc Bé mau ăn chóng lớn, nuôi con bằng sữa mẹ thành công.
Chào Bạn.