tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chị Trang mến,

Theo mô tả của chị, em bé có thể bị nghẹt lệ đạo kèm viêm kết mạc dị ứng. Chị nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để bé được điều trị. Bệnh viêm kết mạc không có biến chứng về não.

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng TCCB - Bệnh viện Từ Dũ

 

 
Chào chị Dương,
       
Chiều cao và cân nặng của bé bình thường. Chị nên cho bé phơi nắng mỗi sáng 20 phút, uống 400 UI vitamin D mỗi ngày. Chị có thể cho bé uống 1 ống Calcium corbiere 5 mL hay Tonicalcium 5 mL hay Pecaldex 5 mL mỗi ngày, trong vòng 10 ngày. Chị cũng nên bổ sung đậu hủ, bông cải xanh vào chén cháo của bé để tăng lượng canxi.
       
Thân mến 
 
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
    Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ
 
 


   

Chào chị Bé,   
 
Xin chia sẻ với chị sự vất vả của một bà mẹ vừa phải nuôi con nhỏ, vừa phải đi làm và đi học. Chị cố gắng duy trì sữa mẹ cho bé là rất tốt. Tôi thấy với em bé không dễ tính như con chị thì có lẽ là chị phải vắt sữa mẹ ra và đút muỗng hay cho bú bằng bình, không cho bú trực tiếp  nữa vì thời gian chị cho bú trực tiếp không được nhiều, dần dần sẽ mất sữa mẹ. Việc vắt cạn sữa mỗi cữ bú có thể giúp khôi phục lại lượng sữa cho bên vú bị teo. Khi cho uống sữa hay bú bình thì chị nên để bác giúp việc làm vì bé thấy mẹ sẽ chỉ muốn bú ti, không chịu "hợp tác". Chị có thể pha bột ngũ cốcà bột trái cây với sữa công thức để tăng lượng sữa cho bé. Nếu bé không thích   bột vị mặn thì chị phải kiên trì tập từ từ, tăng dần lượng từ ít đến nhiều hay nấu cháo xay cho bé ăn. 
     
Bé đã quen bú vú mẹ nên phải mất một thời gian bé mới chấp nhận bú bình. Chị có thể thử loại núm vú nhựa vàng, cổ rộng để giống với vú mẹ hơn. Việc "huấn luyện" này rất mất thời gian,   chị nên kiên nhẫn. 
     
Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
    Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ
 
 


   

Chào chị Phương,  

Nếu bé hay nổi sảy thì chị cho bé mặc quần áo mỏng, thoáng mát, giữ phòng sinh hoạt và phòng ngủ của bé mát mẻ. Chị có thể dùng các loại sữa tắm từ thảo dược hay tắm bằng lá trà xanh...chứ không nên dùng thuốc Sorbitol. Thuốc này chỉ nên dùng khi khó tiêu, táo bón...và chỉ nên dùng ngắn hạn.   
   
Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
    Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ
 
 


   

 Chào chị Tuyết,

Chị nên thu xếp 1 buổi chiều (trước 14 giờ 30), đến phòng khám trẻ em nơi chị cho con chích ngừa để các cô cấp lại sổ và tra sổ lưu, ghi lại những mũi vắc-xin đã được tiêm. Chị cố gắng tìm lại các hóa đơn đóng tiền chích ngừa hay toa thuốc cũ, hay ráng nhớ lại ngày đi chích ngừa để việc tra cứu sổ lưu nhanh hơn.
 
Thân mến.

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ
 
 


   

Chào chị Hạnh,

Em bé của chị không bị suy dinh dưỡng nhưng cân nặng không phát triển tốt bằng chiều cao nên bé có vẻ gầy. Nếu bé không sốt mà bị những nốt đỏ hai bên lưỡi thì có thể bé bị thiếu vitamin B12 và axít folic.Chị có thể cho bé uống siro Ferlin drops, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 0.5 mL. Em bé sau 6 tháng tuổi có thể ăn mỗi ngày 2 cữ cháo xay hay bột ăn dặm. Trong chén cháo hay bột phải có đủ 4 thành phần là tinh bột (cháo, bột), đạm (thịt heo, cá đồng, gan, lòng đỏ trứng), béo (dầu, mỡ, bơ), rau/củ. Ngoài các bữa ăn dặm, chị có thể cho ăn thêm trái cây, uống nước trái cây, ăn sữa chua, phô mai. Chị nên tăng lượng sữa và chất béo thì bé sẽ tăng cân tốt hơn.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Hoa,

Từ 1 tháng đến 4 tháng tuổi sẽ chích ngừa các bệnh: lao (nếu sau sinh chưa chích), viêm gan siêu vi B, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hemophillus influenza type B (Hib) theo lịch của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài các bệnh trên, bạn có thể cho bé uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus từ khi được 2 tháng tuổi trở đi (uống tổng cộng 2 liều, cách nhau 1  tháng, liều cuối trước 6 tháng tuổi). 

Từ 6 tháng tuổi trở đi, tại phòng khám trẻ em dịch vụ của Bệnh viện Từ Dũ có các vắc-xin sau:

Tháng tuổi

Tên vắc-xin

Phòng ngừa bệnh

Số liều

Ghi chú

≥ 6

Vaxigrip

Cúm

2

Liều 1 cách liều 2 một tháng.
Nhắc lại mỗi năm 1 lần đến ít nhất 6 tuổi

9

Rouvax

Sởi

1

(Miễn phí)

≥12

Jevax

Viêm não Nhật bản

3

Liều 2 cách liều 1 một đến hai tuần
Liều 3 cách liều 2 một năm

≥12

Varilrix hay Okavax

Thủy đậu (trái rạ)

1-2

1 liều nếu chích Okavax, nên nhắc lại lúc 4-6 tuổi.
2 liều cách nhau ít nhất 2 tháng (nếu chích Varilrix)

≥12 tháng (thường từ 15-18 tháng)

Priorix hay MMR

Sởi –quai bị- Rubella

2

Liều nhắc lại lúc 4-6 tuổi

18 tháng

Pentaxim

Bạch hấu – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt - Hib

1

24 tháng

Meningoccal A + C

Não mô cầu (nhiễm trùng huyết, viêm màng não)

2

Liều nhắc lại 3 năm sau

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

 Chào Các Bác sĩ,

Trước hết rất cảm ơn bác sĩ lần trước đã tư vấn cho cháu. Bé bây giờ vẫn còn có nhiều lông đẹn nhưng vẫn ngủ rất ngon.

Bây giờ bé đã được gần 3 tháng,cách đấy 2 tuần bé dc 6.2kg Từ khi sinh được 2 tuần bé đã rất khó đi ngoài, mỗi khi muốn đi ngoài thì rặn "đỏ mặt tía tai" mà phân cũng không ra, trông cháu rất tội nghiệp. Có người bày cho lấy ngọn mùng tơi làm bẹp một đầu cho nhớt rồi soi hậu môn cho bé, cháu làm thử thì thấy rất hiệu nghiệm, cũng biết là không nên vì tự nhiên sẽ tốt hơn, nhưng mỗi lần thấy bé rặn cháu lại không đành lòng rồi lại dùng ngọn mùng tơi.

Nhưng cách đây một tuần bé ít rặn hơn cháu đợi 2 ngày cũng không thấy bé ị, cháu cũng dùng ngọn mùng tơi nhưng không có tác dụng nữa, đến tận 5 ngày sau cháu có dấu hiệu muốn đi   ngoài, cháu ngồi xi bé đến một tiếng mà bé vẫn không đi được, rồi sốt ruột cháu lại lấy mùng tơi thế là bé đi được,phân vàng nhưng như bột bị đặc quẹo ấy,kể ra phân sau 5 ngày mà cũng không nhiều lắm, đã 2 ngày rồi bé chưa đi ngoài. mà bé bú sữa mẹ hoàn toàn, không ăn bất cứ một thứ gì khác, mẹ cũng cố gắng ăn nhiều rau xanh như mùng tơi, rau muống, rau khoai lang nhưng vẫn không cải thiện.Nghe nói sữa mẹ không táo bón nhưng mà cháu vẫn thấy lo.

Vậy các bác sĩ cho cháu biết cháu phải làm gì để bé đi ngoài dễ hơn, việc soi hậu môn như thế có tác hại gì không? Nếu cứ 5 ngày bé mới đi thì có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không? 

nguyễn thị phượng

Chào chị Phượng,

Sau khi tiêm ngừa, chị không nên đắp hay bôi bất cứ gì lên vết tiêm để tránh nhiễm khuẩn. Phản ứng sốt sau tiêm ngừa là tác dụng phụ của thuốc tiêm ngừa. Trong trường hợp tiêm thuốc phối hợp bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, HiB (viêm màng não mủ và viêm thanh quản, viêm phổi), phản ứng sốt thường do thành phần ho gà toàn tế bào. Các thuốc tiêm ngừa phối hợp có   chứa thành phần ho gà vô bào sẽ ít có tác dụng phụ sốt hơn. Ngoài ra, phản ứng sốt còn phụ thuộc vào từng cơ thể. Không sốt không có nghĩa là thuốc không có tác dụng.

Thân mến.

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Tuyết,
   
Chị có thể cho bé uống thêm ít nhất 600 mL sữa mỗi ngày. Uống khi nào thì tùy theo sự sắp xếp   của chị, miễn là bé chấp nhận. Việc ăn bữa tối khi nào cũng vậy. Nếu chị thấy cho ăn lúc 18 giờ thuận tiện mà bé vẫn ngủ bình thường thì không cần phải điều chỉnh.   
   
Thân mến. 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

01tháng 09
Chào chị Quỳnh Nga,

Nếu bé chỉ khụt khịt mũi mà không chảy nước mũi, không ho, không sốt thì chị có thể dùng Sterimar baby để xịt mũi cho bé mỗi ngày 3 đến 6 lần. Nếu bé vẫn ngủ được, bú giỏi, lên cân tốt thì chuyện vặn mình khi ngủ không đáng lo. Chị có thể xem thêm bài viết về Giấc ngủ trẻ sơ sinh trên trang web của bệnh viện Từ Dũ để hiểu thêm về giấc ngủ của em bé.
 
 Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Nga,

Em bé của chị có thể bị u hạt rốn. Chị có thể đưa bé đến bệnh viện Nhi Đồng để khám, siêu âm. Nếu là u hạt rốn sẽ đốt điện khi cần thiết.

Thân mến.

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ