tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào bạn,

Em bé của bạn có thể bị chồi rốn hoặc u hạt rốn. Bạn cần đưa bé đến phòng khám trẻ sơ sinh để bác sĩ chấm thuốc cho bé.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Em bé bú mẹ thường đi cầu phân có nước và có bọt chứ không đóng khuôn như bé bú sữa bột. Nếu bé hay ọc sữa trong khi đang bú có thể do sữa mẹ xuống nhiều bé không bú kịp. Vì vậy, nếu sữa mẹ nhiều, chị nên kẹp bớt đầu vú lại khi sữa mẹ xuống. Sau khi bú, chị nên bế bé ở tư thế   thẳng đứng trong 30 phút, sau đó để bé nằm ở tư thế vai đầu cao 30- 45 độ. Nếu vẫn không đỡ thì chị cần đưa bé đi khám bệnh vì có thể bé bị trào ngược dạ dày thực quản.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

 

Chào bạn,       
     
Bạn cần đưa bé đến khoa ngoại nhi để các bác sĩ xác định xem đây là tình trạng bình thường hay bệnh lý.
     
Thân mến 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

 

Chào bạn,   
   
Nếu tình trạng đi cầu nhiều lần này mới xảy ra và bé có kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như ọc sữa, sốt, phân có đàm máu, bú kém.... thì bạn cần đưa bé đi khám bệnh. Nếu không kèm theo những dấu hiệu bất thường thì tôi có những tư vấn như sau: 
 
- Nếu em bé bú sữa mẹ mà đi cầu nhiều lần trong ngày nhưng tính chất phân bình thường, lên ký bình thường thì mẹ cần bổ sung thêm canxi trong chế độ ăn hàng ngày, bé cần uống thêm vitamin D 400 UI/ngày và phơi nắng sáng.
   
- Nếu em bé bú sữa bột mà đi cầu nhiều lần trong ngày thì có thể do bé không phù hợp với sữa đang dùng hoặc do cách vệ sinh bình sữa núm vú chưa phù hợp. Sau khi cho bé bú, cần phải rửa ngay bình sữa núm vú bằng dung dịch rửa bình sữa. Trước khi pha sữa, phải luộc bình sữa núm vú trong nước sôi và khi nước đã sôi phải để lửa tiếp tục thêm ít nhất 5 phút mới tắt bếp hoặc dùng nồi tiệt trùng bình sữa núm vú bằng điện. Nếu bé không phù hợp với sữa đang dùng thì bạn phải đổi sang sữa khác.
   
Thân mến 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

 

 
Chào bạn,
 
Bạn cần đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ xem bé có bệnh lý gì không. Nếu không có bệnh lý, có thể do các tình trạng thiếu vitamin D, thiếu máu thiếu sắt...Khi đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc bổ để bổ sung các chất trên cho bé. Bên cạnh đó, bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng của mình có đầy đủ các dưỡng chất chưa vì nếu bạn ăn chế độ kiêng khem sẽ dẫn đến thiếu các dưỡng chất trong sữa và làm bé chán ăn do thiếu các vi chất cần thiết.
 
Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

 

Chào bạn,

Vắc-xin tổng hợp ngừa 3 bệnh Sởi, Quai bị, Rubella được chỉ định cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra, theo quy định của Bộ Y tế, trẻ em dưới 2 tuổi cần được chích ngừa sởi 2 lần. Vì vậy, tốt nhất là bạn cho bé chích ngừa mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi. Sau đó, lúc bé 15-18 tháng tuổi sẽ cho chích mũi tổng hợp ngừa Sởi, Quai bị và Rubella. Điểm cần lưu ý là 2 loại thuốc chích ngừa này đều không chích được nếu bé dị ứng với trứng gà. Vì vậy, trước khi đưa bé đi chích ngừa, bạn cần phải biết chắc chắn điều này để đảm bảo an toàn cho bé, tránh xảy ra những phản ứng dị ứng với thuốc.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

 

Chào chị Thủy,

Em bé chậm mọc răng ngoài nguyên nhân do còi xương vì thiếu vitamin D còn có thể do bẩm sinh, di truyền. Nếu bé có còi xương thì sẽ có thêm các triệu chứng rụng tóc vùng ót ("chiếu liếm"), xương đầu bẹp ("đầu bẹp cá trê"), bướu xương đầu, lõm vùng xương sườn tiếp giáp với bụng, chân cong vòng kiềng, đổ mồ hôi trộm ban đêm, khóc đêm...Để chẩn đoán tình trạng còi xương, có thể dựa vào xét nghiệm định lượng vitamin D trong máu, xquang xương dài...
Chị có thể cho bé uống thêm 400 UI vitamin D mỗi ngày (nếu bé uống sữa ít hơn 1000 mL mỗi ngày), phơi nắng sáng 30 phút mỗi ngày, tăng các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô-mai, tôm, cua, đậu hủ, bông cải xanh...Để hấp thu tốt vitamin D và canxi trong thực phẩm, chị cần đảm bảo mỗi chén cháo của bé có 1-2 muỗng dầu hoặc mỡ và không quá nhiều chất đạm (tối đa 30g thịt hoặc cá cho mỗi chén cháo).

Để điều trị tình trạng táo bón, ngoài việc tăng lượng rau củ trong mỗi chén cháo chị nên cho bé uống 60 - 100 mL nước trái cây mỗi ngày. Ngoài ra, chị nên làm cho bé mỗi ngày 1 ly sinh tố trái cây (xay trái cây, trộn ít đường và sữa).  Nếu thay đổi chế độ ăn mà không cải thiện thì chị có thể cho bé uống thêm chất   xơ hòa tan nhân tạo. Cuối cùng, nếu vẫn không cải thiện thì chị cần cho bé khám chuyên khoa tiêu hóa để bé được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây táo bón mãn tính để có điều trị thích hợp.

Thân mến. 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
   Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

   


       

25tháng 06
Chào chị Thủy,

Em bé được hẹn tái khám lúc 1 tháng tuổi để kiểm tra sức khỏe tổng quát, xem sự phát triển của bé có bình thường không, có gặp vấn đề khó khăn gì trong nuôi dưỡng không cũng như để tìm những dị tật hoặc khuyết tật bẩm sinh chưa được phát hiện sau khi sinh. Đến 2 tháng tuổi bé mới bắt đầu lịch tiêm chủng mở rộng.

Bé khó ngủ có thể do phòng ngủ chưa phù hợp với bé về nhiệt độ (nóng quá), hoặc ồn quá, sáng quá...Nếu bé ít ngủ mà vẫn bú bình thường, không có dấu hiệu bất thường nào khác thì có thể không phải khó ngủ do bị bệnh.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Em bé sơ sinh đến 4 tháng tuổi có thể có hiện tượng run giật cơ lành tính khi ngủ, nghĩa là tay hoặc chân run nhẹ nhưng nếu bạn cầm giữ tay hoặc chân bé lại thìsẽ hết. Hiện tượng này không phải là bệnh lý và sẽ hết khi bé lớn hơn. Nếu bé có co giật thật sự thì bạn phải đưa bé đến khám tại bệnh viện Nhi đồng để xét nghiệm máu, siêu âm não và đo điện não đồ vì có thể có nguyên nhân là hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, động kinh, viêm màng não mũ, xuất huyết não, nhiễm khuẩn huyết....

Thanh quản thuộc đoạn đầu của đường thở. Khi thanh quản co thắt thì oxy sẽ không đi vào được trong phổi dẫn đến tím tái, ngưng thở. Nếu bạn "chẩn đoán" con bạn bị tình trạng này và có đàm, khò khè (thường do viêm đường hô hấp, viêm phổi) thì bạn phải đưa ngay em bé đến khám bệnh tại bệnh viện Nhi đồng.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Rất tiếc là bạn đã không tìm sự tư vấn của bác sĩ ngay khi bạn không đủ sữa mẹ cho con mà lại chọn việc cho con bú sữa công thức hoàn toàn thay cho sữa mẹ. Việc sinh mổ không làm cho chị mất sữa mà chủ yếu do cách cho bú và chế độ dinh dưỡng của mẹ. Bú sữa công thức sẽ làm cho bé dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đau bụng khi đi cầu, khó đi cầu như con chị đang gặp phải. Chị có thể dùng baby oil xoa tay cho trơn rồi xoa bụng bé quanh rốn theo chiều kim đồng hồ mỗi khi bé đi cầu để bé dễ chịu hơn.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
  Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Uyên,

Nếu bé được tiêm Hepabig ngay sau sinh thì có nghĩa là mẹ bị VGSV B. Như vậy, bạn có thể cho bé chích theo 1 trong 2 lịch sau:

- Theo Bộ Y tế VN: 2, 3, 4 tháng tuổi sẽ tiêm mũi tổng hợp ngừa 5 bệnh bạch hầu- uốn ván- ho gà- HIB- VGSV B (Quinvaxem- miễn phí) và uống   ngừa bại liệt (Sabin-miễn phí) hoặc tiêm mũi tổng hợp ngừa 6 bệnh  bạch hầu- uốn ván- ho gà- HIB- VGSVB- bại liệt (Infanrix HEXA- dịch vụ). 

- Theo Hội Nhi khoa Hoa Kỳ: 1 và 6 tháng tuổi sẽ tiêm nhắc lại VGSV B. Vì vậy, bạn sẽ tiêm cho bé mũi ngừa VGSV B đơn lúc 1 tháng tuổi. Sau đó, khi bé được 2,3 và 4 tháng tuổi sẽ tiêm mũi Pentaxim (ngừa 5 bệnh bạch hầu- uốn ván - ho gà- HIB- bại liệt), 6 tháng tuổi tiêm mũi VGSV B đơn. Nếu tiêm theo lịch này, bạn sẽ phải trả tiền thuốc dịch vụ toàn bộ. 

Thân mến 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
  Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Không thể kết luận con em bị rubella bẩm sinh với chỉ những thông tin như trên. Vấn đề quan trọng bây giờ là con em cần được khám tại bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi để xác định tình trạng tim mạch của bé và có tư vấn điều trị phù hợp ở hiện tại và lâu dài.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ