tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg

Chào bạn

Em bé của bạn vẫn còn phải bú sữa công thức 1, chỉ chuyển sang công thức 2 và tập ăn dặm khi được 7 tháng tuổi (tính theo khai sinh). Bé 5 Kg cần bú ít nhất 750 mL sữa mỗi ngày.
Em bé non tháng rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt, dẫn đến lười bú. Bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để bé được kê toa thuốc bổ máu nếu thật sự có tình trạng thiếu máu.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

    
Chào bạn,
         
Nệm nước có tác dụng phòng ngừa lở loét do nằm lâu, thường dành cho các bệnh nhân bị bệnh nặng liệt giường. Bề mặt của nệm bằng cao su nên nếu nằm trực tiếp lên sẽ không hút mồ hôi tốt, không thoáng. Bạn có thể lót thêm lên nệm một tấm chiếu hoặc drap vải. Nếu có điều kiện, bạn cho bé nằm trên nệm cao su có lỗ lớn (Nệm Kim Đan, Vạn Thành....) sẽ tốt   hơn.
         
Bé 2 tháng tuổi không cần mang bao tay bao chân nếu ở trong phòng mát mẻ, không gió lạnh. Bạn nên mở bao tay thường xuyên để bé tập xòe bàn tay, tập sờ và cầm nắm. Khi nào trời lạnh hoặc khi phải ra đường mới cần mang bao chân hoặc vớ. Ở miền Nam trời nóng nên rất ít khi phải dùng đến bao tay khi bé 2 tháng tuổi trở lên.
         
Thân mến 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,
       
Theo kết quả xét nghiệm này, con bạn bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh, không thể chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm mà còn phải dựa vào hỏi bệnh,   khám bệnh. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc chỉ là một biểu hiện, biểu hiện này có thể gặp ở một số bệnh lý khác nhau (Thiếu máu thiếu sắt, bệnh lý bẩm sinh về máu....) nên bạn cần đưa bé khám thêm chuyên khoa Huyết học của bệnh viện Nhi đồng hoặc Bệnh viện Truyền máu huyết học để được chẩn đoán chính xác.
       
Thân mến  
 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,
     
Phản xạ giật mình của em bé sẽ hết khi bé được 3 tháng tuổi. Đây là phản xạ thần kinh bình thường của bé. Bé trong độ tuổi này cũng hay có những cử động vặn mình và nếu thỉnh thoảng mới ọc sữa cũng không phải là bệnh. Giấc ngủ của bé 1 tháng tuổi thường ngắn, khoảng 2 giờ và cũng không sâu như những bé lớn. Điều quan trọng là bé vẫn bú tốt, lên cân và không quấy khóc nhiều. Bạn nên cho bé phơi nắng mỗi buổi sáng 20 phút và cho bé uống mỗi ngày 400 UI vitamin D3 để phòng ngừa còi xương cho bé.
     
Thân mến
         

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,
   
Xin lỗi là tôi không thể hình dung được đường vòng cung trên đầu của con bạn là gì nên không thể trả lời được. Bé bị ốm thường ngủ không ngon giấc nhưng nếu bé quấy khóc nhiều thì bạn nên đưa bé đến khám bệnh. Bạn nên đợi bé hết sốt, hết phát ban rồi mới đi chích ngừa vì không được chích ngừa khi đang bị bệnh cấp tính. Phân của con bạn bị bón, bạn nên đổi sữa khác.
   
Thân mến
 
 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

04tháng 09
Chào bạn,
 
Nếu thời tiết nóng thì bạn nên tắm em bé mỗi ngày để phòng tránh các bệnh lý viêm da. Bạn nên tắm bé vào buổi trưa để bé không bị lạnh. Khi tắm bé, bạn cần lưu ý phòng tắm bé và phòng thay quần áo cho bé phải kín gió. Khi tắm bé, bạn quấn bé trong khăn lông, gội đầu bé trước, lau khô, sau đó mới tắm phần thân. Sau khi mặc quần áo cho bé, bạn quấn bé trong khăn lông và bế bé khoảng 30 phút để bé không bị lạnh. Khi rơ miệng cho bé, bạn chỉ cần rơ lưỡi, môi, mặt trong của má, nướu và vòm trên của miệng. Không được rơ quá sâu vào trong họng, chỉ rơ vòm trên của miệng ở khoảng 1/2 ngoài. Nếu rơ quá sâu, gây phản xạ nôn dễ dẫn đến hít sặc rất nguy hiểm.
 
Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

04tháng 09
Chào bạn,

Nếu con của bạn ho kéo dài thì cần đi khám bệnh. Con của bạn có thể ho do nguyên nhân viêm đường hô hấp hoặc do trào ngược dạ dày thực quản. Bé hăm hậu môn có thể dùng thuốc tím (Milian) để bôi ngày 4 lần. Bên cạnh đó, mỗi lần bé đi cầu bạn cần dùng bông gòn và nước ấm lau rửa vùng hậu môn thật kỹ, sau đó thấm khô rồi bôi thuốc hoặc bôi kem điều trị hăm tã của em bé.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

  
Chào bạn,
           
Em bé của bạn phát triển cân nặng và chiều cao tốt nhưng bé hơi chậm vận động. Đây có thể không phải bệnh lý mà do bé hơi tròn nên lười. Bạn có thể đưa bé đến Khoa Vật lý trị liệu - Bệnh viện Từ Dũ để bác sĩ khám kiểm tra bé và hướng dẫn bạn cách tập vận động cho bé sao cho phù hợp. Hiện tại, bé của bạn có thể ăn mỗi ngày 2 cữ cháo xay để bé làm quen được nhiều loại thực phẩm hơn. Bạn có thể cho bé ăn tất cả các loại trái cây nào bạn có thể xay nhuyễn hoặc nạo nhuyễn (xoài, bơ, chuối, đu đủ, táo, nho....). Bạn có thể đút bé ăn trực tiếp hoặc trộn vào sữa chua. Mỗi ngày bé có thể uống 60 -120 ml nước trái cây, lượng trái cây thì khoảng 5 muỗng canh, có thể cho ăn nhiều hơn nếu bé thích. Bé của chị ngủ sớm và nhiều và ban đêm như vậy là rất tốt. Nếu phòng ngủ của bé nóng thì bạn có thể mở máy lạnh khoảng 27-28 độ. Lưu ý không để bé nằm ngay hướng quạt của máy lạnh và tránh không để bé bị thay đổi nhiệt độ từ nóng sang lạnh và ngược lại một cách đột ngột. Bạn có thể vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày 2-3 lần bằng dung dịch vệ sinh mũi hoặc nước muối sinh lý.
           
Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
       
Bạn xem thử lại bé có đang uống thuốc bổ nào không. Một số thuốc có thể làm cho bé khó đi cầu như vitamin D, canxi, sắt...Nếu không phải do thuốc thì bạn có thể đưa bé đưa khám (mang theo mẫu phân) để bác sĩ xem và kê thuốc cho bé.
       
Thân mến   

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,

    
Thuốc ngừa 6 trong 1 và ngừa 5 trong 1 miễn phí của nhà nước chỉ khác nhau ở chỗ thuốc 5 trong 1 không có thành phần ngừa bại liệt (em bé sẽ được uống vắc xin ngừa bại liệt cùng lúc với chích thuốc 5 trong 1). Thuốc ngừa 6 trong 1 có thành phần ngừa ho gà được tinh chế hơn thuốc 5 trong 1 nên sau khi chích bé sẽ đỡ bị sốt, sưng đau vết chích hơn. Ngoài ra, khả năng ngừa bệnh của 2 loại thuốc này là như nhau.
   
Thân mến 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,
   
Khi cho bé uống nước, bạn đút từng muỗng nhỏ và chậm để tránh sặc. Khi bé vừa bú mẹ vừa ngủ, bạn nên kẹp đầu vú lại và rút vú ra ngay khi thấy bé đã ngưng bú. Bạn nên để ý lại cách bế em bé bú mẹ. Bé cần được úp bụng vào bụng mẹ, lưng quay ra ngoài để cổ được thẳng, giúp bé nuốt dễ dàng hơn.
   
Thuốc Duphalac con bạn đang uống là để điều trị bón, Ceelin để bổ sung vitamin C. Nếu bé khó uống thuốc thì bạn có thể chia nhỏ cữ thuốc ra. Nếu bé ói khi đang uống thuốc hoặc trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc thì bạn có thể cho uống thuốc bù lại. Nếu bé đã hết bón thì bạn có thể ngưng thuốc Duphalac. Bạn có thể tăng thêm trái cây, nước trái cây trong chế độ ăn của bạn để tăng lượng vitamin C trong sữa mẹ và ngưng uống Ceelin.
      
Thân mến   

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,
 
Em bé của bạn phát triển tâm thần vận động tốt, rất đáng mừng. Bệnh Rubella bẩm sinh có các triệu chứng điển hình là tật đầu nhỏ, đục thủy tinh thể bẩm sinh, tật tim bẩm sinh còn ống động mạch và chậm phát triển tâm thần vận động. Bệnh Rubella bẩm sinh không có thuốc riêng để điều trị mà chỉ điều trị những di chứng của nó, ví dụ điều trị điếc, điều trị mù do đục thủy tinh thể, điều trị tim bẩm sinh. Theo tôi, em bé của bạn nhiều khả năng không bị Rubella bẩm sinh vì khi mang thai, bạn không có IgM dương tính, khi sinh bé cũng không có những biểu hiện đã kể trên. Cân nặng 2600g khi sinh không gọi là nhẹ cân (dưới 2500g mới gọi là nhẹ cân). Ngoài nhiễm Rubella còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên bệnh tim bẩm sinh. Tật tim thông liên thất có thể tự khỏi nhưng bạn vẫn cần cho bé tái khám theo đúng hẹn. Bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa dinh dưỡng ở BV Nhi đồng hoặc Trung tâm Dinh dưỡng để được tư vấn về chứng   chán ăn của bé.
 
Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ