Tương tác Thuốc - Bệnh thường gặp trên những bệnh nhân lớn tuổi
Ds. Đặng Thị Thuận Thảo Khoa Dược – BV Từ Dũ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của hầu hết những người lớn tuổi nhưng đồng thời cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nếu như chúng ta sử dụng thuốc không hợp lý (gọi là sự tương tác giữa thuốc và bệnh).
Sự chỉ định sử dụng thuốc hợp lý hay không hợp lý đều có thể dẫn tới tương tác giữa thuốc – bệnh, điều này có nghĩa là thuốc đó có nguy cơ làm trầm trọng thêm một bệnh trước đó của bệnh nhân.
Những bệnh nhân lớn tuổi già yếu đặc biệt có sự nhạy cảm đối với những biến cố không mong muốn xảy ra do sự tương tác thuốc – bệnh bởi vì những người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh mãn tính, họ phải sử dụng nhiều thứ thuốc do vậy giảm khả năng duy trì sự cân bằng trong cơ thể.
NỘI DUNG
Lão khoa ngày nay được quan tâm nhiều hơn do tỉ lệ người cao tuổi ngày càng tăng trên thế giới. Việc tìm hiểu về người cao tuổi và những tác động trên cơ thể, những vấn đề sinh lý, xã hội của họ càng được chú trọng. Họ phải sử dụng nhiều thuốc vì vậy càng có nhiều vấn đề do thuốc gây ra.
Người cao tuổi có những thay đổi nhiều so với người trẻ :
+ Hấp thu: pH dạ dày tăng, lưu lượng máu giảm, chuyển động bao tử có thể chậm trễ. Hai yếu tố đầu làm giảm hấp thu trong khi yếu tố thứ ba có thể làm thuốc hấp thu nhiều hơn.
+ Phân phối: cơ bắp giảm, mỡ bắt đầu tích tụ nhiều, nước trong cơ thể giảm 10-15% khi họ 80 tuổi. Hai yếu tố quan trọng suy giảm là : albumin (ái lực với thuốc acid) và α-1-acid glycoprotein (ái lực với thuốc kiềm), điều này làm tăng nồng độ thuốc ở dạng tự do nên làm tăng tác dụng của thuốc, đôi khi gây độc tính. Những thuốc tan trong nước (Vd thấp) sẽ có nồng độ thuốc cao, ngược lại những thuốc tan trong lipid (Vd cao) sẽ có nồng độ thấp trong máu. Vd tăng làm tăng T1/2 đưa đến tích lũy thuốc ở người cao tuổi .
+ Chuyển hoá: Gan là cơ quan chuyển hóa chính của thuốc. Khi lớn tuổi lượng máu qua gan giảm nên sẽ ảnh hưởng những thuốc có tỷ số ly trích ở gan cao. Hai chuyển hóa cơ bản ở gan bao gồm : chuyển hoá pha 1 (phản ứng oxy hoá) và chuyển hoá pha 2 (phản ứng liên hợp). Ở người cao tuổi, chuyển hoá pha 1 giảm dẫn đến giảm loại thải còn chuyển hoá pha 2 ít bị ảnh hưởng.
+ Thải trừ : Sau 40 tuổi, lưu lượng máu qua thận giảm, độ lọc tiểu cầu thận giảm chính vì vậy khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi nên dùng liều nhỏ hơn đối với những thuốc thải trừ chính qua thận.
Chính những thay đổi về chức năng sinh lý cùng với việc sử dụng nhiều thứ thuốc cùng nhóm, cùng cơ chế tác dụng là nguyên nhân gây tương tác thuốc - bệnh và cũng là nguyên nhân gây tử vong ở người lớn tuổi. Những yếu tố nguy cơ thường là do người cao tuổi có nhiều bệnh phải sử dụng nhiều thứ thuốc, được nhiều bác sĩ kê đơn, đi mua thuốc ở nhiều hiệu thuốc khác nhau, dùng thuốc của người khác…Bên cạnh đó việc thông tin về an toàn thuốc cho người cao tuổi vẫn còn hạn chế.
Mc Leod , người Canada là người đầu tiên đưa ra những tiêu chuẩn thống nhất về sự tương tác thuốc – bệnh ở những người lớn tuổi. Sau đó, Beers, một người Mỹ đã phát triển hệ thống những tiêu chuẩn cho từng nhóm thuốc nhưng không áp dụng cho những người lớn tuổi mắc bệnh mãn tính.
Hai cuộc hội thảo của Mc Loed ở Canada và Beers ở Mỹ đã đưa ra danh sách những thuốc không nên sử dụng cho người lớn tuổi có mắc một bệnh mãn tính nào đó. Nghiên cứu của họ đồng thời cũng đưa ra danh sách 47 thuốc có nguy cơ gây ra sự tương tác thuốc và bệnh.
Một vài nghiên cứu đã kiểm tra dịch tễ học của sự tương tác thuốc – bệnh ở người lớn tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở những bệnh nhân không nhập viện.Một nghiên cứu của Anh cho thấy có 14.4% bệnh nhân lớn tuổi uống Benzodiazepin bị phản chỉ định do có tiền sử bị suy giảm nhận thức.
Một nghiên cứu gần đây đã kiểm tra một biến cố tương tác thuốc – bệnh khi sử dụng hệ thống tiêu chuẩn của Beers ở 229 bệnh nhân lớn tuổi nội trú được cho về nhà; kết quả cho thấy trong số những bệnh nhân được cho về có 30% bệnh nhân có một hoặc nhiều hơn sự tương tác giữa thuốc – bệnh.
Mục tiêu bài này là xác định những tương tác thuốc – bệnh thường gặp (dựa trên những tiêu chuẩn của Beers và McLeod ) được thực hiện trên những bệnh nhân nội trú, lớn tuổi già yếu và mối liên quan giữa yếu tố nhân xã hội học và tình trạng sức khỏe, khả năng tương tác thuốc - bệnh ở những bệnh nhân này. Từ những kết quả tìm được có thể giúp các chuyên gia về sức khỏe dự báo những tương tác thuốc – bệnh có thể xảy ra.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định.
Chế độ ăn hợp lýtrao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ sáu ở phụ nữ trên thế giới, bệnh thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, với độ tuổi từ 60 trở lên. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, bệnh bắt đầu từ tế bào nội mạc tử cung và lớp nội mạc tăng sinh không đồng nhất. Hầu hết, các trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và thường được điều trị bằng phẫu thuật và/hoặc xạ trị, đạt tỷ lệ sống sau 5 năm từ 80% đến 90%. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán giai đoạn tiến triển, tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm dưới 20%.
Giữ bàn tay, bàn chân mát mẻ tiếp xúc với nước mát (ngâm, tắm, hoặc bơi), tránh nóng/ nước nóng quá mức, không mang tất, găng tay hoặc giày dép quá chật.
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định.
Chế độ ăn hợp lýtrao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lýtrao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Phòng ngừa các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại vi:
Ngăn ngừa té ngã: nhờ người giúp đỡ khi di chuyển, không để các tấm thảm ở lối đi, đặt các thanh vịn trên tường và nhà vệ sinh để bám và giữ thăng bằng, trải thảm ttrong nhà vệ sinh để tránh trơn trượt, đứng dậy từ từ sau khi ngồi hoặc nằm và khi chóng mặt.
Lưu ý các hoạt động tại nhà bếp: tránh bị bỏng, cẩn thận khi dùng dao và các vật sắc nhọn.
Giảm tổn thương gây chảy máubảo vệ da, kiểm tra mỗi ngày, dưỡng ẩm, không để khô, bong tróc, chảy máu, không đi chân trần, tránh sử dụng các dụng cụ sắt nhọn như kéo, dao hoặc kim gây chấn thương, va đập. Sử dụng đồ chải răng mềm, tránh tổn thương niêm mạc miệng.
Chăm sóc vết thương chảy máu hoặc bầm tím ấn chặt vùng chảy máu bằng vải sạch, tiếp tục đến khi máu ngừng chảy. Chườm đá lên vùng bầm tím.
Ngăn da bị khô và ngứa: sử dụng kem dưỡng ẩm cho da, tránh các sản phẩm có chứa cồn và hương liệu, tắm bằng nước ấm, có thể chườm khăn mát lên vùng da bị khô, ngứa.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp: sử dụng kem chống nắng, ngăn da bị cháy nắng bằng cách mặc áo dài tay, quần dài, mũ rộng vành.