banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

27/02/2020

Thông tin thuốc tháng 2 năm 2020

1.  Tổng quan số lượng báo cáo ADR của Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số báo cáo ADR trong năm 2019 tại Bệnh viện Từ Dũ là 355 báo cáo, tăng 8,6% so với năm 2018 (327 báo cáo), là một trong tám Bệnh viện được nhận khen thưởng với thành tích hoạt động tốt trong công tác báo cáo ADR toàn quốc 2019.

Nhận xét:

- Số lượng báo cáo ADR phân bố tương đối đều giữa các tháng, với số lượng trung bình vào khoảng 30 báo cáo ADR/tháng (trung bình năm 2018 là 26 báo cáo ADR/tháng). Điều này thể hiện sự quan tâm nhiều hơn của nhân viên y tế đến việc báo cáo các phản ứng có hại của thuốc. 100% báo cáo ADR của các khoa được thực hiện dễ dàng, kịp thời qua phần mềm trực tuyến,. Số lượng báo cáo ADR tăng cao nhất vào tháng 8, 9, 10, và thấp nhất vào tháng 1, tương ứng với số lượng bệnh nhân của bệnh viện tại các thời điểm này.

- Các khoa lâm sàng đã gửi các báo cáo ADR đến khoa Dược sớm hơn, để khoa Dược kiểm tra và tổng hợp gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia, đảm bảo việc tuân thủ về thời gian gửi báo cáo ADR theo Hướng dẫn của Trung tâm đối với các phản ứng đặc biệt nghiêm trọng (tử vong, đe dọa tính mạng, kéo dài thời gian nằm viện, tàn tật vĩnh viễn, dị tật thai nhi).

3. Phân bố số lượng báo cáo ADR theo Khoa

 

Nhận xét: Khoa Sản N2 và Sản N1 tiếp tục giữ vững thành tích từ năm 2018, có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất. Khoa Sản H có cải thiện lớn nhất trong số lượng báo cáo ADR, có số lượng báo cáo ADR tăng hơn gấp đôi so với năm 2018 (23 báo cáo ADR). Các báo cáo ADR gần như đầy đủ thông tin, một số ít báo cáo thiếu chữ ký của người báo cáo (khoảng 3,4%). Sản A có lượng báo cáo ADR thấp nhất.

4.  Phân bố số lượng báo cáo ADR theo người báo cáo

Đối tượng báo cáo

Số lượng

Tỷ lệ%

Bác sĩ

89

25,1

Hộ sinh

254

71,5

Dược sĩ

12

3,4

Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng báo cáo ADR không thay đổi nhiều so với năm 2018. Đối tượng báo cáo chủ yếu vẫn là Hộ sinh (71,5%), sau đó là Bác sĩ (25,1%) và Dược sĩ (3,4%).

5.  Phân bố số lượng báo cáo ADR theo nhóm thuốc

Nhóm thuốc

Số lượng

Tỷ lệ%

Thuốc giảm đau, hạ sốt không steroid

  • Diclofenac

160

155

45,1

(96.9%)

Kháng sinh

  • Vitafxim
  • Tazopellin hoặc Tazocin

142

55

12

40,0

(38,7)

(8,5)

Thuốc giảm đau, hạ sốt khác

13

3,7

Thuốc chấm dứt thai kỳ

12

3,7

Thuốc điều trị ung thư

7

2,0

Thuốc chứa estrogen, progesterone, testosterone

4

1,1

Thuốc khác

10

2,8

Không xác định được thuốc gây ADR

7

2,0

Tổng

355

100

Nhận xét: Số lượng báo cáo ADR theo nhóm thuốc không thay đổi nhiều so với năm 2018, hai nhóm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các báo cáo ADR là thuốc giảm đau, hạ sốt không steroid - NSAID (45,1%) và kháng sinh (40,0%). Trong nhóm NSAID, Diclofenac chiếm đến 96,9% số báo cáo ADR. Trong nhóm kháng sinh, Vitafxim chiếm 38,7% số báo cáo ADR. Kết quả này tương ứng với số lượng sử dụng của các thuốc này. Ngoài ra, có 7 trường hợp ADR không xác định được rõ thuốc gây ADR do dùng đồng thời nhiều thuốc và không loại trừ được dị ứng do nguyên nhân khác.

6.  Phân bố số lượng báo cáo ADR theo cơ địa bệnh nhân

Nhận xét: Số báo cáo ADR trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc là 18%, tăng so với năm 2018 (10,3%). Trong đó, các khoa cần cân nhắc trong việc chỉ định Paracetamol đối với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Alaxan (Paracetamol + Ibuprofen).

Phân loại tiền căn dị ứng thuốc

 

Trên số bệnh nhân dị ứng thuốc, phân loại tiền sử về dị ứng thuốc được ghi nhận như sau:

  • 47,6% dị ứng thức ăn, hải sản
  • 22,2% dị ứng thuốc không rõ loại
  • 15,8% dị ứng kháng sinh không rõ loại

Các khoa cần lưu ý việc khai thác tiền sử người bệnh và chỉ định thuốc điều trị; có thể phối hợp với Dược sĩ lâm sàng trong công tác khai thác tiền sử dị ứng và lựa chọn thuốc.

7.  Kết luận

Việc thực hiện báo cáo ADR đang được thực hiện nghiêm túc tại Bệnh viện Từ Dũ và đã có những bước cải tiến qua từng năm với việc gia tăng số lượng, chất lượng các báo cáo ADR và tuân thủ thời gian gửi báo cáo ADR về Trung tâm DI & ADR Quốc gia. Trong năm 2020, Khoa Dược sẽ tăng cường giám sát công tác báo cáo ADR thông qua việc kiểm tra đối chiếu số lượng thuốc kháng dị ứng sử và việc báo cáo ADR .

Tài liệu: 

Bảng thống kê báo cáo ADR năm 2019 của Đơn vị Thông tin thuốc.